- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Nơi tiến bộ vượt bậc, nơi chậm trễ thi hành
(Chinhphu.vn) – Cho đến ngày 17/6, Bộ KHĐT mới nhận được kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh trong 2 năm 2015-2016 của 11 bộ, cơ quan và 11 tỉnh thành.
![]() |
TS Nguyễn Đình Cung thừa nhận, nhiều địa phương chưa hiểu rõ Nghị quyết 19 "có phần lỗi" của Bộ KHĐT. |
Nhiều chỉ tiêu cải thiện vượt bậc
Theo thống kê được CIEM công bố tại hội thảo ngày 18/6 về thực hiện Nghị quyết 19, chỉ tiêu khởi sự kinh doanh đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Cụ thể, theo tính toán của CIEM, với những cải cách của Luật Doanh nghiệp 2014, Việt Nam sẽ xếp 37 thế giới về chỉ tiêu khởi sự kinh doanh, tăng 72 bậc so với đánh giá trước đây của WB. Kết quả này cũng cao hơn mức trung bình của ASEAN 6 (vị trí trung bình của ASEAN-6 là 98,7).
Chỉ số bảo vệ nhà đầu tư cũng có bước cải thiện vượt bậc khi tăng 105 bậc, xếp thứ 52, đạt mức trung bình của ASEAN 6 là 52,1.
Trong khi đó, chỉ số tiếp cận điện năng cũng cải thiện 12 bậc, xếp hạng 44, nhưng vẫn chưa đạt trung bình ASEAN 6 là hạng 37.
Tương tự, chỉ số nộp thuế và BHXH cải thiện 27 bậc, xếp thứ 121, nhưng vẫn còn cách xa mức trung bình của ASEAN 6 (66,5).
Riêng chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới vẫn chưa có số liệu cụ thể về kết quả thực hiện, dù hàng loạt cải cách đã được ngành Hải quan triển khai.
Đặc biệt, trong năm 2014, vẫn còn một số nhiệm vụ, giải pháp chưa triển khai thực hiện như rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục phá sản, thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Trao đổi với phóng viên, Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung giải thích thêm, các vị trí xếp hạng nói trên là do CIEM tính toán trên cơ sở công thức của WB, với giả định rằng các nước khác không cải cách. “Nhưng ngay cả khi các nước khác có cải cách, thì Việt Nam cũng nhất định sẽ cải thiện về xếp hạng”, ông Cung nói.
Quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ
Một tác động tích cực khác của Nghị quyết 19 là nhiều dự thảo văn bản của các Bộ đã nhận được sự quan tâm, góp ý của cộng đồng doanh nghiệp theo Nghị quyết 19. Bộ Tài chính được nhận xét là làm tốt nhất việc này.
Theo chuyên gia hải quan Phạm Thanh Bình, việc Nghị quyết 19 năm 2015 tiếp thu nhiều ý kiến doanh nghiệp là “một sự khuyến khích rất lớn” và nhiều doanh nghiệp đã chủ động bày tỏ ý kiến về các chính sách mới chứ không đợi phải hỏi mới nói. |
Trong bối cảnh đó, ngày 12/3/2015, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cho giai đoạn 2015-2016. Chủ trì hội thảo, Viện trưởng CIEM và Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam đều cho rằng các mục tiêu của Nghị quyết 19 năm 2015 là “cụ thể hơn và tham vọng hơn” so với Nghị quyết năm 2014, phản ánh quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ.
Theo CIEM, do thời gian ban hành Nghị quyết mới được 3 tháng nên chưa có kết quả rõ ràng về việc thực hiện các giải pháp. Tuy nhiên, một số bộ, cơ quan như Bộ KHĐT, Bộ Tài chính, BHXH Việt Nam, Bộ GTVT, NHNN Việt Nam đã hiểu đúng phương pháp và ý nghĩa của các chỉ tiêu Nghị quyết đề ra và đã tích cực, chủ động thực hiện các giải pháp theo yêu cầu. Bộ KHĐT đã phối hợp với các bộ ngành khác đánh giá lại 5 chỉ tiêu và cập nhật các chính sách có liên quan, gửi WB để xem xét và ghi nhận.
Về kết quả cụ thể, Bộ KHĐT đã triển khai rà soát và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ 3.299 điều kiện kinh doanh được ban hành trái thẩm quyền, hiện nằm trong 170 thông tư, quyết định của các Bộ. Trong đó, các bộ ban hành điều kiện kinh doanh nhiều nhất gồm Tài chính, Công Thương, NNPTNT, Y tế và Giao thông vận tải, mỗi bộ có từ hơn 300 đến gần 500 điều kiện kinh doanh.
BHXH Việt Nam đã tích cực, chủ động triển khai ứng dụng CNTT. Còn trong lĩnh vực hải quan, Bộ Công Thương thí điểm cấp chứng nhận xuất xứ (C/O) qua mạng từ ngày 14/5, Bộ GTVT khai trương đăng kiểm điện tử…
Tuy nhiên, cho đến ngày 17/6, Bộ KHĐT mới nhận được kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19 của 11 bộ, cơ quan và 11 tỉnh thành. Và các kế hoạch này cũng có vấn đề, chẳng hạn Bộ Xây dựng “bóc nguyên xi” kế hoạch chung năm 2015 của Bộ để áp vào, trong đó có việc sửa các Thông tư không mấy liên quan như về... thi đua khen thưởng.
Hơn nữa, một số Bộ và hầu hết các địa phương chưa nắm được phương pháp, cách tính toán và ý nghĩa của các chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết, do đó việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động chưa bám sát chỉ tiêu theo yêu cầu.
Có 14 bộ giao nhiệm vụ nhưng chưa có kế hoạch hành động, 52 UBDN tỉnh thành chưa có kế hoạch hành động, bao gồm cả TPHCM là địa phương được Ngân hàng Thế giới (WB) chọn để điều tra đánh giá xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam.
Đặc biệt đáng lo ngại, theo TS Nguyễn Đình Cung, là việc không ít bộ ngành còn ban hành thêm nhiều thủ tục, quy định không phù hợp với tinh thần Nghị quyết 19. Ông Cung thẳng thắn chỉ ra một vài ví dụ, như việc xây dựng dự thảo thông tư quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế. Hay dự thảo thông tư về môi giới bất động sản đang được đưa ra lấy ý kiến, theo ông Cung, cũng là không phù hợp với tinh thần Nghị quyết 19 là giảm hồ sơ, giảm thủ tục, giảm thời gian, giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ông Cũng cũng thừa nhận việc nhiều địa phương chưa hiểu rõ về Nghị quyết 19 “có phần lỗi của Bộ KHĐT khi chưa giải thích, hướng dẫn cụ thể về công cụ, cơ quan thực hiện… và thời gian tới Bộ sẽ phải quan tâm hơn vấn đề này”.
Được biết, tình hình triển khai Nghị quyết 19 sẽ được Bộ KHĐT báo cáo Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 sắp diễn ra. Theo TS Nguyễn Đình Cung, những ý kiến tại hội thảo góp phần hoàn thiện báo cáo này.
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, "đây là thời điểm để đẩy mạnh việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, nếu cơ hội qua sẽ không thể thực hiện được".
Thành Đạt
các tin mới nhận

Hơn 66.000 tỷ đồng đầu tư hệ thống cảng biển Hải Phòng

Nghị quyết số 66: Nhiều cơ chế đột phá trong công tác thi hành pháp luật

Nghị quyết quan trọng nhất giúp kinh tế tư nhân bứt phá
Tin đọc nhiều