- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Phải sản xuất hàng “Made in Vietnam” với chất lượng tốt nhất
(Chinhphu.vn) - Tinh thần tự hào dân tộc không thể nói chung chung, mà trong bối cảnh mới, phải lan tỏa tinh thần này vào quá trình sản xuất hàng hóa “Made in Vietnam” với chất lượng tốt nhất để hàng Việt không chỉ phân phối ở trong nước mà phải có mặt ở khu vực và thế giới.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân chủ trì hội nghị. Ảnh: VGP/Từ Lương |
Ngày 8/10, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã chủ trì làm việc với lãnh đạo một số bộ, ngành để chuẩn bị cho Hội nghị tổng kết 5 năm Cuộc vận động.
Theo Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động, sau 5 năm triển khai thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, kết quả cho thấy đã có chuyển biến tích cực trên nhiều mặt: Truyền thông, công tác điều hành và quản lý Nhà nước và thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân để sản xuất hàng hóa chất lượng, giá cả cạnh tranh…
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả tích cực thì theo Ban chỉ đạo Trung ương, Cuộc vận động vẫn còn những hạn chế. Một số bộ, ban, ngành, chính quyền địa phương chưa chú ý ban hành các cơ chế, chính sách, kế hoạch dài hạn, thiếu sự phân công trách nhiệm rõ ràng cho các cơ quan, đơn vị thực hiện cuộc vận động theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Cùng với đó, còn nhiều doanh nghiệp chưa phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong thực hiện cuộc vận động, sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm bảo chất lượng, giá cả thấp, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Thậm chí không ít doanh nghiệp vẫn còn tư tưởng “bao cấp”, chạy theo cơ chế “xin-cho”, chưa chú trọng đầu tư, nâng cao hàm lượng khoa học-công nghệ, giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; chưa thực hiện đầy đủ cam kết về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực cũng như giữa các lĩnh vực sản xuất và nhà phân phối chưa chặt chẽ, thống nhất.
Kết tinh niềm tự hào dân tộc vào hàng Việt chất lượng cao
Về phương hướng trong thời gian tới Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho rằng Đề án Phát triển thị trường trong nước của Chính phủ gắn với cuộc vận động sẽ góp phần thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt.
Theo ông Lộc, một điều quan trọng nữa là không chỉ vận động người tiêu dùng dùng hàng Việt, mà chính cộng đồng các doanh nghiệp Việt cũng nên tranh thủ sử dụng chéo dùng hàng của nhau. “Chúng tôi đã triển khai và sẽ tiếp tục triển khai các thị trường nội bộ trong các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam. Phát triển được thị trường này, với các cơ chế thích hợp sẽ đẩy mạnh được việc doanh nghiệp Việt dùng hàng của doanh nghiệp Việt. Đây là một đầu ra rất quan trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam”, ông Lộc cho biết.
Ông Vũ Tiến Lộc cũng cho rằng, để người Việt ưu tiên dùng hàng Việt, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Việt là vấn đề cốt lõi, phải thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất được hàng hóa “made in Việt Nam” với chất lượng cao nhất.
“Tinh thần tự hào dân tộc không chung chung nữa, mà trong bối cảnh mới, phải kết tinh được tinh thần này vào trong hàng Việt chất lượng cao để hàng Việt không chỉ dùng ở trong nước mà phải vươn ra khu vực và thế giới”, ông Lộc nói.
Đồng quan điểm, Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường cho rằng, để cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” đi vào cuộc sống, trong thời gian tới cần tập trung vai trò của nhà sản xuất. Họ phải sản xuất ra các hàng hóa có chất lượng để có thể đáp ứng cho xã hội và người tiêu dùng.
“Nói gì đi nữa nhưng cùng 1 chủng loại hàng, nhưng hàng trong nước sản xuất ra chất lượng kém hơn, giá bằng hoặc cao hơn, dịch vụ, phục vụ phiền hà hơn… thì làm sao vận động được người dân ưu tiên dùng hàng Việt. Gốc gác vẫn phải là nâng cao được trình độ của nhà sản xuất, ít nhất là bằng so với bên ngoài. Có như thế hàng hóa Việt Nam mới cạnh tranh được với hàng ngoại nhập và khi đó mới vận động được người Việt dùng hàng Việt”.
Đẩy mạnh cuộc vận động kết hợp phát triển thị trường trong nước
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, sau 5 năm triển khai, cuộc vận động đã chuyển sang một giai đoạn mới, bên cạnh việc vận động nhân dân là thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước. Chính vì vậy Ban Chỉ đạo Cuộc vận động sẽ tập trung 5 năm tới là giám sát việc thực hiện đề án gắn với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
Đánh giá cao nỗ lực của giới báo chí, truyền thông trong công tác tuyên truyền, vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, ông Nguyễn Thiện Nhân đề nghị một số cơ quan báo chí lớn xem xét xây dựng kênh chuyên quảng bá, giới thiệu, bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao.
Trước yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ lựa chọn khẩu hiệu cho Cuộc vận động này, ông Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu các đầu mối liên quan sớm xây dựng khẩu hiệu về Cuộc vận động sao cho phù hợp với các nguyên tắc của kinh tế thị trường.
Theo số liệu nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức khảo sát vào tháng 7/2014: 92% người tiêu dùng được hỏi “rất quan tâm” và “quan tâm” đến cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; 63% số người tiêu dùng "tự xác định khi mua hàng hoá sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam" (tăng 4% so với năm 2010); 54% người tiêu dùng "khuyên người thân trong gia đình, bạn bè, người quen biết nên mua hàng Việt Nam" (tăng 16% so cuộc điều tra dư luận xã hội vào tháng 11/2010). |
Từ Lương
các tin mới nhận

Hơn 66.000 tỷ đồng đầu tư hệ thống cảng biển Hải Phòng

Nghị quyết số 66: Nhiều cơ chế đột phá trong công tác thi hành pháp luật

Nghị quyết quan trọng nhất giúp kinh tế tư nhân bứt phá
Tin đọc nhiều