- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Phản đối thuế chống bán phá giá cá tra VN
(Chinhphu.vn) - Ngày 27/1, Hiệp hội cá Tra Việt Nam có thông cáo báo chí phản đối kết quả áp thuế chống bán phá giá lần thứ 10 của Bộ Thương mại Hoa Kỳ đối với sản phẩm fillet cá tra, basa đông lạnh Việt Nam vào Hoa Kỳ.
Trước đó, ngày 17/1/2015, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng cho lần rà soát hành chính lần thứ 10 đối với sản phẩm fillet cá tra, basa Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
Mức thuế áp dụng cho các lô hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ từ 1/8/2012 đến 1/8/2013 mà các công ty Việt Nam có tên trong danh sách phải chịu là 0,97 USD/kg. Mức thuế chung cho các doanh nghiệp không được liệt kê trong danh sách là 2,39 USD/kg.
Theo Hiệp hội cá Tra Việt Nam, việc sản phẩm cá tra Việt Nam có giá xuất khẩu thấp là do các doanh nghiệp Việt Nam cùng nhau thiết lập các mô hình liên kết chuỗi từ nuôi, chế biến đến xuất khẩu sản phẩm từ đó dẫn đến việc giảm thiểu chi phí sản xuất đưa đến sản phẩm cá tra Việt Nam có giá cả rất cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Việc Bộ Thương Mại Hoa Kỳ quyết định chọn Indonesia làm nước thay thế để tính biên độ phá giá và áp mức thuế chống bán phá giá do Việt Nam bị xem là nền kinh tế phi thị trường là không công bằng đối với Việt Nam. Indonesia là một quốc gia có nền kinh tế phát triển hơn Việt Nam, cách nuôi cá tra, basa tại Indonesia cũng không tương ứng với cách nuôi cá của các doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế việc chọn lựa Indonesia đã khiến Việt Nam phải chịu mức thuế cao và gây ảnh hưởng đến toàn ngành cá tra Việt Nam.
Từ nhiều năm qua, sản phẩm fillet cá tra, basa đông lạnh Việt Nam đã chịu mức thuế chống bán phá giá cao tại thị trường Hoa Kỳ, điều này gây ảnh hưởng đến đời sống của toàn thể các lao động trong ngành từ nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm cá tra Việt Nam trên thị trường Mỹ, đồng thời đi ngược lại xu thế hợp tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ mà Chính phủ hai nước đang nỗ lực thực hiện.
Đặc biệt là trong bối cảnh Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang được chính phủ hai bên đang tích cực đàm phán để đạt được sự thỏa thuận. Do đó, Hiệp hội cá Tra Việt Nam kiến nghị Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC), Ủy ban điều tra chống bán phá giá sản phẩm cá tra và Quốc hội Hoa Kỳ xem xét việc bỏ áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm fillet cá tra, basa đông lạnh Việt Nam.
VT
các tin mới nhận

Hơn 66.000 tỷ đồng đầu tư hệ thống cảng biển Hải Phòng

Nghị quyết số 66: Nhiều cơ chế đột phá trong công tác thi hành pháp luật

Nghị quyết quan trọng nhất giúp kinh tế tư nhân bứt phá
Tin đọc nhiều