• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Phát triển bền vững đô thị ở miền Trung

30/11/2021 5:22 PM

(Chinhphu.vn) – Tiến trình đô thị hóa vùng Trung Bộ đã và đang bộc lộ những tồn tại, hạn chế và thách thức; trong đó đáng lo ngại nhất là gia tăng khoảng cách thu nhập giữa các vùng miền và các địa phương.

Hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển đô thị ở miền Trung: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Ảnh: VGP/Minh Trang
Chênh lệch thu nhập gia tăng

Ngày 30/11, tại TP. Đà Nẵng, Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển đô thị ở miền Trung: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Tại Hội thảo, TS. Hoàng Hồng Hiệp, Quyền Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho biết, trong thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, dịch vụ, quá trình đô thị hóa ở vùng Trung Bộ đã có những bước chuyển mạnh mẽ, nhất là khu vực phía đông của vùng.

Tính đến nay, toàn vùng Trung Bộ có TP. Đà Nẵng là đô thị loại I trực thuộc Trung ương; 5 đô thị loại I trực thuộc tỉnh; 7 đô thị loại II, 11 đô thị loại III, 15 đô thị loại IV và khoảng 140 đô thị loại V. Chuỗi đô thị lớn của vùng Trung Bộ gắn liền với khu vực ven biển phía đông, nơi hội tụ các điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế-xã hội. Khu vực này hội tụ các khu kinh tế lớn và nhiều khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển mạnh như Vũng Áng, Chu Lai, Dung Quất, Vân Phong...

Tốc độ đô thị hoá tại TP. Đà Nẵng diễn ra nhanh trong những năm gần đây

Tuy nhiên, tiến trình đô thị hóa vùng Trung Bộ cũng đã và đang bộc lộ những tồn tại, hạn chế và thách thức đáng kể như: Đô thị phát triển không đồng đều giữa các địa phương, các khu vực; quy hoạch đô thị thiếu tính định hướng và tính liên kết giữa các đô thị. Không gian xanh ngày càng bị thu hẹp; hạ tầng đô thị chưa đáp ứng yêu cầu của người dân; năng lực chính quyền đô thị chưa theo kịp với tốc độ phát triển đô thị nhanh chóng; quá trình đô thị hóa phát triển tự phát gây mất cân đối giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa dân số và việc làm; bất bình đẳng thu nhập gia tăng, gây áp lực về giải quyết nhu cầu nhà ở, trật tự an toàn xã hội, ô nhiễm môi trường, văn hóa lối sống…

Đáng lưu ý, xu hướng đô thị hóa của vùng tập trung chủ yếu ở khu vực duyên hải phía đông có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế; mang đến những vấn đề trong phát triển bền vững xã hội, trong đó có vấn đề bất bình đẳng thu nhập giữa các vùng miền, thành thị và nông thôn, giữa các nhóm dân cư, giữa các ngành kinh tế.

Chênh lệch thu nhập của người lao động tại các tỉnh, thành miền Trung khá lớn. Ảnh: VGP/Minh Trang

Thống kê năm 2008, chênh lệch thu nhập giữa nhóm 5 (20% dân số có thu nhập cao nhất) và nhóm 1 (20% dân số có thu nhập thấp nhất) là 6,95 lần, thì đến  năm 2018 tăng lên 8,19 lần và giảm nhẹ ở năm 2020, còn 6,93 lần, do tác động của COVID-19. Bất bình đẳng thu nhập giữa các địa phương vùng Trung Bộ cũng có sự khác nhau đáng kể, khoảng cách giữa nhóm 5  và nhóm 1 của Quảng Bình là 10 lần; Quảng Trị 10,1 lần; Hà Tĩnh 8,5 lần...

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở nông thôn

Theo TS. Hoàng Hồng Hiệp, để thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các vùng miền, cần chú trọng đẩy mạnh công nghiệp ở khu vực nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến. Đây là định hướng quan trọng để nâng cao thu nhập bền vững cho đội ngũ công nhân, cho cộng đồng cư dân nông thôn. Từ đó, góp phần gia tăng thu nhập cho nhóm có thu nhập thấp nhất của vùng.

“Các địa phương nội vùng cần quan tâm thực hiện các chương trình đào tạo nghề cho các đối tượng thuộc nhóm thu nhập thấp, góp phần nâng cao năng lực nghề nghiệp cho các nhóm yếu thế, qua đó góp phần nâng cao thu nhập cho các nhóm này, giảm thiểu bất bình đẳng thu nhập một cách tương đối trong vùng.

Ngoài ra, với lợi thế là vùng duyên hải có nhiều tiềm năng trong giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, vùng Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút các dòng vốn FDI thâm dụng vốn và công nghệ, qua đó góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động trong các doanh nghiệp FDI, và các nhóm dân cư hưởng lợi gián tiếp từ dự án FDI”, TS. Hoàng Hồng Hiệp đề xuất.

Theo TS. Phan Thị Sông Thương, Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ, để nâng cao hiệu quả quản lý và quản trị các đô thị hiện đại, cần tận dụng tối đa những cơ hội từ cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

“Các thành phố trên thế giới đang áp dụng và triển khai dữ liệu lớn (big data), điện toán lượng tử, Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo để giải quyết các thách thức đô thị. Do đó, các địa phương cần chú trọng sử dụng các công nghệ kỹ thuật phù hợp với sự phát triển đặc thù của từng đô thị nhằm đảm bảo hoạt động quản trị kinh tế, xã hội và các hoạt động khác theo tính bền vững. Bên cạnh đó, đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là cần thiết để vừa tận dụng cơ hội từ cách mạng công nghiệp 4.0 vừa góp phần đảm bảo phát triển đô thị bền vững”, TS. Phan Thị Sông Thương nêu.

Thêm vào đó, các tỉnh Trung Bộ cần liên kết phát triển để tạo thành một hệ thống đô thị đồng bộ. Vùng sẽ hình thành một số đô thị hạt nhân được bao quanh bởi các đô thị vệ tinh, qua đó tạo sức mạnh lan tỏa mạnh cho phát triển. Các đô thị hạt nhân sẽ cung cấp một số định hướng và nền tảng để phát triển bền vững cho các địa phương xung quanh. Đồng thời, liên kết trong việc xây dựng cơ chế, chính sách phát triển bền vững, đặc biệt chính sách ứng phó biến đổi khí hậu đối với các khu vực đô thị ven biển.

“Các địa phương trong vùng cần tập trung chú trọng chất lượng đô thị hơn là mở rộng quy mô và số lượng đô thị. Các nguồn lực cần tập trung để đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông kết nối giữa các đô thị để tăng cường sự liên kết vùng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao năng lực quản trị của chính quyền đô thị”, TS. Phan Thị Sông Thương nhấn mạnh.

                                                              Minh Trang 
Top