• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Phó Thủ tướng yêu cầu bớt kiểm tra hàng XNK

05/10/2016 10:00 AM

(Chinhphu.vn) – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu tỷ lệ kiểm tra hàng hóa nhập khẩu nhóm 2 cần giảm xuống ngang mức thế giới; đối với hàng hóa xuất khẩu, phấn đấu thấp hơn mức thế giới.

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường chất lượng và sở hữu trí tuệ tại Bộ Khoa học và Công nghệ.

Cụ thể, về danh mục hàng hóa nhập khẩu nhóm 2 (có khả năng gây mất an toàn), Phó Thủ tướng yêu cầu cần rà soát, sửa đổi bảo đảm nguyên tắc quản lý của nhà nước đối với sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, đồng thời tạo thuận lợi, thông thoáng cho doanh nghiệp.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và Văn phòng Chính phủ làm việc với các Bộ về rà soát hàng hóa nhập khẩu nhóm 2 do các Bộ ban hành để loại bỏ hàng hóa không thực sự rủi ro về an toàn ra khỏi danh mục, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/10/2016.

Về tỷ lệ kiểm tra, cần giảm xuống ngang mức thế giới; đối với hàng hóa xuất khẩu, phấn đấu thấp hơn mức thế giới.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm và hàng hóa, về thể chế phải rà soát và tập trung sửa ngay những quy định bất cập, gây bức xúc, khó khăn cho doanh nghiệp trong các nghị định và thông tư. Những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ nếu chưa kịp sửa nghị định thì trình Chính phủ tại phiên họp để ban hành Nghị quyết triển khai thực hiện sớm.

Việc sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa cần được chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng, thực hiện theo lộ trình và mang tính tổng thể, lâu dài bảo đảm phù hợp với cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do.

Trước đó, tại cuộc làm việc của Phó Thủ tướng với Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 21/9, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết hiện có khoảng 74 nghìn DN tham gia xuất nhập khẩu. Mỗi năm cả nước có khoảng 8,3 triệu lô hàng, 36% trong số đó bị kiểm tra, tỷ lệ này cao gấp 2,5 lần các quốc gia trong TPP và gấp 3 lần EU.

Trong khi đó, các thủ tục kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu đang là “nút thắt cổ chai” để giảm thời gian thông quan. Không chỉ gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp, nhiều thủ tục còn không cần thiết, vì theo ông Tuấn, kết quả kiểm tra rất thấp, phát hiện vi phạm không đang kể, hầu hết hàng hóa đều qua, điều này đang cản trở sự phát triển.

Trước thực trạng trên, Nghị quyết 19 của Chính phủ đã yêu cầu phải giảm tỷ lệ lô hàng bị kiểm tra chuyên ngành xuống còn 15%  vào cuối năm nay.

Lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Phó Thủ tướng yêu cầu tập trung giải quyết tình trạng tồn đọng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp; phấn đấu rút ngắn thời hạn xử lý và chỉ đứng sau Singapore trong các nước Đông Nam Á; chú trọng đào tạo nhân lực, tăng số lượng thẩm định viên; cải tiến, đổi mới quy trình thủ tục, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thẩm định đơn; thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Về đổi mới sáng tạo, cần công khai, minh bạch các mô hình, kết quả đổi mới sáng tạo tương tự như trong việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu và phát triển; đổi mới cơ chế khuyến khích nghiên cứu khoa học trong các trường đại học theo hướng chuyển sang cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ.

Thanh Hằng
Top