• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Quả nhãn đầu tiên sang Mỹ trong tháng 11

07/10/2014 4:10 PM

(Chinhphu.vn) - Khi trái cây Việt Nam thâm nhập vào các thị trường khó tính cũng có nghĩa là chất lượng, thương hiệu và giá trị trái cây Việt Nam được nâng lên trong cái nhìn của người tiêu dùng các nước.

Tin vui cho việc xuất khẩu trái cây sang Mỹ là đã cấp mã vùng cho 2 nơi trồng nhãn đầu tiên để xuất qua Mỹ và có 2 DN phối hợp đăng ký bao tiêu toàn bộ sản phẩm với nhà vườn. TS Nguyễn Hữu Đạt - Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau thu hoạch 2 (Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NN&PTNT) cho biết như vậy.

Hôm nay, 7/10, đại diện 1 trong 2 DN đã bay sang Mỹ để thống nhất mẫu mã đóng gói với nhà nhập khẩu. Tuần sau sẽ tiến hành việc xác định liều lượng chiếu xạ cụ thể cho từng quy cách đóng gói. Nếu không có gì thay đổi, tháng 11 năm nay sẽ xuất lô nhãn đầu tiên sang Mỹ.

Việc xuất khẩu vào thị trường khó tính như “giấy thông hành” bảo chứng cho chất lượng, giá trị của trái cây Việt Nam khi xuất đi những thị trường khác. Khi trái cây Việt Nam thâm nhập vào các thị trường khó tính cũng có nghĩa là chất lượng, thương hiệu và giá trị trái cây Việt Nam được nâng lên trong cái nhìn của người tiêu dùng các nước.

Có thể dẫn chứng về điều này qua số liệu, nếu như năm 2008, các DN xuất khẩu được 100 tấn thanh long sang Mỹ, đến năm 2013 là 1.200 tấn và dự báo năm nay khoảng 2.000 tấn. Mức tăng trưởng đã tăng lên 20 lần trong vòng 6 năm.

Tuy nhiên, không ít người tỏ ra thất vọng khi lượng xuất khẩu vào thị trường Mỹ dù tăng 20 lần nhưng nếu xét về con số tuyệt đối vẫn còn quá khiêm tốn so với lượng thanh long hằng năm xuất qua Trung Quốc, thị trường dễ tính, xuất nhiều mà giá trị gia tăng chẳng là bao.

 Công Trí (theo Tin tức nông nghiệp)

Top