• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Quảng Ninh sẽ gây sức ép cạnh tranh tới cấp xã

23/01/2017 5:37 PM

(Chinhphu.vn) – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long cho biết tỉnh sẽ triển khai nâng cao năng lực cạnh tranh đồng bộ cả ở cấp xã, phường, tới từng cán bộ công chức.

Xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh của các địa phương tỉnh Quảng Ninh.

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) năm 2016.

Theo kết quả được công bố ngày 23/1, Cục Thuế Quảng Ninh và huyện Cô Tô giành vị trí quán quân trong hai bảng xếp hạng.

Năm 2016 là năm thứ hai Quảng Ninh tổ chức khảo sát và thực hiện bộ chỉ số DDCI. Theo đó, bộ chỉ số năm 2016 có nhiều nét mới so với bộ chỉ số thí điểm năm 2015 của tỉnh, trong đó đối tượng khảo sát mở rộng hơn, gồm 29 cơ quan (14 huyện, thị xã, thành phố trên toàn tỉnh và 15 sở, ngành).

Nội dung khảo sát tập trung vào thu thập ý kiến của doanh nghiệp đối với chất lượng điều hành của các sở, ngành và địa phương của Quảng Ninh về 7 nội dung cơ bản liên quan tới môi trường kinh doanh: (1) Tiếp cận thông tin; (2) Tính năng động; (3) Chi phí thời gian; (4) Chi phí không chính thức; (5) Cạnh tranh bình đẳng; (6) Hỗ trợ doanh nghiệp và (7) Thiết chế pháp lý.

Đáng lưu ý là bộ chỉ số DDCI năm 2016 có bổ sung tiêu chí mới, đó là đưa vào đánh giá trách nhiệm, xếp hạng của người đứng đầu từng địa phương và các sở ngành trên cơ sở tích hợp dữ liệu từ các câu hỏi trong bộ chỉ số DDCI. Đây được xem là bước đột phá, mạnh dạn và quyết liệt của tỉnh trong triển khai DDCI năm 2016.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Long, việc nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư luôn là mục tiêu mà tỉnh phấn đấu thực hiện với nhiều giải pháp quyết liệt, nhờ đó, chỉ số này của tỉnh trong 5 năm gần đây có sự thăng hạng nhanh chóng, duy trì trong trong top 5 dẫn đầu cả nước.

Sắp tới, tỉnh cũng sẽ triển khai nâng cao năng lực cạnh tranh đồng bộ cả ở cấp xã, phường, tới từng cán bộ công chức để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh.

“Chỉ cần còn một người, một doanh nghiệp còn kêu ca, phàn nàn thì sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh. Do đó, nếu không nhìn nhận nghiêm túc, khắc phục tồn tại thì Quảng Ninh không thể vươn lên, bứt phá được”, ông Long nói.

Ông  Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng Quảng Ninh là địa phương đi đầu trong việc xây dựng bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành và địa phương một cách chuyên nghiệp, bài bản. Qua đó, giúp Quảng Ninh có thể “truyền lửa” cải cách từ cấp tỉnh xuống các sở, ban ngành và địa phương.

Tại Nghị quyết 01 năm 2017, Chính phủ đã yêu cầu các địa phương đặt ra các mục tiêu, chỉ tiêu và có giải pháp cụ thể để cải thiện từng chỉ số trong Bộ chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và cải cách hành chính (PAPI).

Thanh Hằng

 

Top