- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)
(Chinhphu.vn) – Với 90,68% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, sáng ngày 17/6, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).
Trước khi biểu quyết thông qua, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).
Theo ông Vũ Hồng Thanh, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH), ý kiến các cơ quan của Quốc hội và Báo cáo số 291/BC-CP ngày 12/6/2020 của Chính phủ về việc giải trình, tiếp thu ý kiến ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra, Cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.
Cụ thể, về doanh nghiệp nhà nước (Điều 88), ông Vũ Hồng Thanh cho biết, một số ý kiến cho rằng khái niệm doanh nghiệp nhà nước như tại dự thảo Luật (doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) là chưa phù hợp. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước đã thay đổi liên tục, không bảo đảm tính nhất quán, tác động đến cách thức quản lý của các doanh nghiệp, tạo ra sự khác biệt trong cách thức quản lý với các doanh nghiệp khác.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng: Quy định Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết như dự thảo Luật nhằm thể chế hóa chủ trương về tỉ lệ cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước theo Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN (Nghị quyết số 12). Dự thảo Luật đã sửa đổi khái niệm doanh nghiệp nhà nước theo nguyên tắc phân chia các loại doanh nghiệp có sở hữu nhà nước theo mức độ sở hữu khác nhau, mỗi loại hình doanh nghiệp có quy định về tổ chức quản trị phù hợp để nâng cao hiệu lực quản trị, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, bảo đảm bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo việc rà soát các luật có liên quan về DNNN để bảo đảm đồng bộ trong hệ thống pháp luật, có hiệu lực thi hành cùng Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ quy định này như dự thảo Luật đã được hoàn thiện, chỉnh lý trình Quốc hội thông qua.
Về quyền của cổ đông phổ thông (Điều 115), có ý kiến cho rằng, không nên quy định giảm tỉ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông phổ thông. Việc giảm tỉ lệ sở hữu của cổ đông phổ thông sẽ dẫn đến có nhiều cổ đông nhỏ được can thiệp vào hoạt động quản trị, điều hành sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có thể ảnh hưởng đến việc bảo mật thông tin của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền lợi của cổ đông nhỏ lẻ, đề nghị quy định trong dự thảo Luật về trách nhiệm công khai thông tin của cổ đông.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc quy định cổ đông có tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông thấp hơn được thực hiện các quyền quy định tại dự thảo Luật là nhằm bảo vệ quyền của cổ đông thiểu số và nhóm cổ đông trong doanh nghiệp. Đây là nội dung quan trọng quy định về khung quản trị doanh nghiệp. Việc quy định theo hướng trên cũng sẽ góp phần quan trọng trong thu hút các nguồn lực đầu tư vào doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để phù hợp và thống nhất với khái niệm cổ đông lớn quy định trong Luật Chứng khoán, mức tỷ lệ sở hữu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông để thực hiện một số quyền của cổ đông phổ thông cần bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp lý của các cổ đông thiểu số, nhóm cổ đông trong doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tránh sự thay đổi quá lớn, có thể gây khó khăn trong quản trị, quản lý bí quyết công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp; phù hợp với thực trạng quản trị và bối cảnh của nước ta, tương thích với mức tỷ lệ phổ biến ở nhiều nước.
Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ quy định này như dự thảo Luật về tỉ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông phổ thông là 5%.
Về chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty không đại chúng (Điều 128), có ý kiến đề nghị làm rõ đối tượng được mua và chuyển nhượng trái phiếu chỉ giới hạn cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hay cần mở rộng cho cả nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức khác.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian vừa qua có sự phát triển nhanh và chuyển dịch dần kênh huy động vốn từ tín dụng ngân hàng sang phát hành trái phiếu doanh nghiệp, tuy nhiên còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt khi các nhà đầu tư cá nhân nhỏ, lẻ đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ có ít thông tin và khả năng phân tích, đánh giá rủi ro hoặc khi các doanh nghiệp lạm dụng, triển khai các hình thức huy động vốn trái phiếu thiếu minh bạch sẽ gây rủi ro cho các nhà đầu tư.
Để hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư mua trái phiếu và hạn chế doanh nghiệp lạm dụng phương thức này huy động vốn, pháp luật thường hạn chế đối tượng mua trái phiếu riêng lẻ là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và giới hạn việc chuyển nhượng trái phiếu riêng lẻ giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Quy định hạn chế này không ảnh hưởng đến quyền của các nhà đầu tư khác không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và lợi ích của doanh nghiệp vì doanh nghiệp hoàn toàn có thể phát hành trái phiếu ra công chúng để huy động vốn từ nhà đầu tư chứng khoán không chuyên nghiệp. Nhà đầu tư chứng khoán không chuyên nghiệp có thể ủy thác đầu tư trái phiếu riêng lẻ thông qua nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Do vậy, dự thảo Luật quy định đối tượng được mua và chuyển nhượng trái phiếu chỉ giới hạn cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cần thiết, phù hợp với Luật Chứng khoán và thông lệ phổ biến.
Về mối quan hệ giữa Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và các luật có liên quan, theo ông Vũ Hồng Thanh, có ý kiến cho rằng, quy định về chuyển nhượng vốn góp giữa Luật Doanh nghiệp và Luật Hôn nhân và gia đình còn mâu thuẫn về quyền sở hữu đối với tài sản sở hữu chung. Do đó, đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định cụ thể về quyền sở hữu và quyền chuyển nhượng vốn góp tại dự thảo Luật.
Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo cụ thể như sau: Dự thảo Luật chỉ quy định việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn đối với cá nhân cho công ty. Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển nhượng sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật (Điều 35).
Do đó, khi thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn thì phải tuân thủ quy định bao gồm cả quy định về chuyển quyền sở hữu đối với tài sản có sở hữu chung, như quyền sử dụng đất, tài sản có đăng ký… Vì vậy, nội dung về chuyển quyền sở hữu đối với tài sản chung thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về dân sự và pháp luật khác có liên quan, không thuộc phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật.
Về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp (Điều 7 và Điều 8), một số ý kiến cho rằng, Khoản 1 Điều 7 quy định: “tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm” và Điểm a Khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy định “ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư, kinh doanh”.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, doanh nghiệp vẫn phải đăng ký chi tiết những ngành, nghề đăng ký kinh doanh với Cơ quan đăng ký kinh doanh. Do đó, đề nghị bổ sung nội dung này theo hướng doanh nghiệp không cần phải đăng ký ngành, nghề kinh doanh mà pháp luật không quy định phải có điều kiện.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc quy định doanh nghiệp gửi thông tin về ngành, nghề kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh không hạn chế quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp được quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Việc gửi thông tin này chỉ là thủ tục thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh để ghi nhận thông tin về doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp mà không phải là thủ tục đăng ký ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, quy định này cũng là cơ sở để cơ quan thuế phân cấp quản lý về thuế và xác định mức ưu đãi thuế cho doanh nghiệp.
Nguyễn Hoàng – Toàn Thắng
các tin mới nhận
Livestream bán hàng: Khai, nộp thuế như thế nào?
Chế độ báo cáo định kỳ về cụm công nghiệp áp dụng từ 1/10/2024
Đề xuất 11 hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công
Đề xuất thay đổi cách xác định tuổi của tàu biển
Ngân hàng thương mại phải xây dựng lộ trình tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần
Tin đọc nhiều