- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Quy định quản lý thuế khiến DN có giao dịch liên kết 'mắc cạn': Tổng cục Thuế nói gì?
(Chinhphu.vn) – Tổng cục Thuế khẳng định việc xác định mối quan hệ liên kết theo vốn vay của doanh nghiệp ( DN ) thực hiện theo đúng quy định hiện hành. Tuy nhiên, cơ quan này sẽ cân nhắc nghiên cứu tỉ lệ vay để phù hợp hơn với đặc thù của DN Việt Nam.
Về nội dung trên, Tổng cục Thuế cho biết, việc quản lý thuế căn cứ quy định về xác định mối quan hệ liên kết theo vốn vay đã được quy định tại Thông tư số 117/2005/TT-BTC; Thông tư số 66/2010/TT-BTC; Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
Theo đó, Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và Nghị định số 132/2020/NĐ-CP còn nâng mức tỉ lệ cao hơn so với quy định tại Thông tư số 66 (từ 20% lên mức 25%). Cụ thể, tại Điểm e Khoản 4 Điều 3 Thông tư số 66/2010/TT-BTC quy định:
“Một DN bảo lãnh hoặc cho một DN khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu của DN đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của DN đi vay”.
Còn tại Điểm d Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và Điểm d Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định: “Một DN bảo lãnh hoặc cho một DN khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của DN đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của DN đi vay”.
“Đây là quy định đã và đang áp dụng, không phải cơ quan thuế mới đưa ra gây khó khăn cho các DN khi xác định mối quan hệ liên kết theo vốn vay như Hiệp hội DN tỉnh Thái Nguyên đã đề cập. Điểm mới ở đây là cách thức quản lý mới chặt chẽ hơn, hạn chế việc các DN lách quy định”, đại diện Tổng cục Thuế khẳng định.
Cơ quan thuế cũng cho rằng, một khi xác định 2 DN có mối quan hệ liên kết thì giao dịch phát sinh giữa 2 DN này là giao dịch liên kết và phải thực hiện kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo quy định.
Đồng thời, nếu DN có giao dịch liên kết chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế sẽ áp dụng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP) và khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
Trong thời gian tới, để tạo thuận lợi hơn cho các DN nhỏ phát triển, Tổng cục Thuế sẽ nghiên cứu các ý kiến để cân nhắc điều chỉnh. Trong đó, có tính đến thực tế tình hình nhiều DN Việt Nam chủ yếu “sống nhờ” qua việc vay vốn ngân hàng với mức vốn vay lớn gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu. Cơ quan thuế có thể sẽ có sự phân loại theo ngành nghề, có DN được áp dụng tỷ lệ vay lớn hơn, chứ không áp dụng cho tất cả các DN Việt Nam.
Anh Minh
các tin mới nhận
Livestream bán hàng: Khai, nộp thuế như thế nào?
Chế độ báo cáo định kỳ về cụm công nghiệp áp dụng từ 1/10/2024
Đề xuất 11 hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công
Đề xuất thay đổi cách xác định tuổi của tàu biển
Ngân hàng thương mại phải xây dựng lộ trình tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần
Tin đọc nhiều