• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp: Còn nhiều khó khăn

01/06/2015 8:40 AM

(Chinhphu.vn) - Hiện quá trình sắp xếp, đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp còn chậm. Đến nay, chưa có địa phương nào trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án tổng thể.

Đây là đánh giá của ông Phạm Quốc Doanh, Phó Trưởng ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tại Hội nghị do Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức chiều ngày 29/5 tại TPHCM về đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính Trị và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.

Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương có 33 tập đoàn, tổng công ty, trong đó có 3 đơn vị có doanh nghiệp trực thuộc là các công ty nông, lâm nghiệp thuộc diện cần sắp xếp lại theo Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ là Tập đoàn CN Cao su Việt Nam với 22 công ty, Tổng Công ty Cà phê Việt Nam với 33 công ty và Tổng Công ty Giấy Việt Nam có 18 công ty.

Về tiến độ thực hiện, Tập đoàn CN Cao su Việt Nam hiện đang tập hợp các đề án của các công ty thành viên, hoàn chỉnh các nội dung phương án sắp xếp theo hướng cổ phần hóa 22 công ty theo Nghị quyết 30-NQ/TW và Nghị định 118/2014/NĐ-CP. Đồng thời tiến hành xây dựng phương án cổ phần hóa công ty mẹ.

Tổng Công ty Cà phê Việt Nam hiện cũng đã xong phê duyệt đề án đổi mới, xắp xếp các công ty. Theo đó, số công ty cổ phần hóa, Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối là 21 đơn vị và số công ty giải thể là 12 đơn vị. Tổng công ty đang tiến hành xây dựng phương án tổng thể, dự kiến giữa tháng 6/2015 sẽ trình Bộ NN&PTNT và các bộ, ngành liên quan thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.  

Riêng đối với Tổng Công ty giấy, Bộ NN&PTNT đang đề nghị Thủ tướng áp dụng Điều 26 của Nghị định 118/2014/NĐ-CP cho phép đơn vị này không phải lập đề án, phương án riêng.

Theo Đề án tái cơ cấu đã được Thủ tướng phê duyệt ngày 22/2/2013, Tổng Công ty giấy Việt Nam sẽ có 15 đơn vị hạch toán phụ thuộc, có 2 đơn vị hạch toán độc lập (Công ty TNHH MTV Nguyên liệu giấy Miền Nam và Viện Nghiên cứu cây nguyên liệu giấy) và 2 đơn vị là Công ty Lâm nghiệp Cẩm Ngọc và Công ty Lâm nghiệp Lang Chánh sẽ được bàn giao cho tỉnh Thanh Hóa quản lí.

Tại hội nghị, các ý kiến đều cho rằng, các Tập đoàn, Tổng công ty đều đã triển khai quán triệt Nghị quyết số 30-NQ/TW và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, hiện cả 3 Tập đoàn, Tổng công ty nêu trên đều gặp các khó khăn lớn như tình trạng người dân địa phương xâm lấn đất chưa thể giải quyết; giá tiền thuê đất đối với các công ty nông nghiệp còn quá cao; giải ngân nguồn vốn vay còn chậm…

Nguyên nhân của những khó khăn, cả ba Tập đoàn, Tổng Công ty đều cho rằng sự phối hợp giữa các cấp, địa phương với doanh nghiệp trong lập thủ tục đất đai để quản lí chưa chặt chẽ. Các địa phương chưa phê duyệt phương án sử dụng đất và cắm mốc phân định ranh giới đất sản xuất của các công ty nông, lâm nghiệp với các loại đất khác. Nhiều khu vực chỉ được cấp các loại giấy tờ trên sổ sách và trên bản đồ dẫn đến sai lệch diện tích so với thực địa, cấp chồng lên khu dân cư...

Bên cạnh đó, hầu hết các Tập đoàn, Tổng công ty nông, lâm nghiệp gặp phải là giá tiền thuê đất còn quá cao, một số công ty cao su ở Tây Ninh phải thuê đất với giá lên đến 5 triệu đồng/ha, gần bằng 20% giá bán cao su. Vì vậy, các Tập đoàn, Tổng công ty kiến nghị Chính phủ xem xét miễn thu tiền thuế đất hoặc giảm tiền thuê đất để đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm.

Ngoài ra, các Tập đoàn, Tổng công ty hiện phải vay ngắn hạn nhiều, việc giải ngân vốn trồng rừng từ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Phát triển để phát triển vùng nguyên liệu theo Nghị định 75/NĐ-CP của Chính phủ còn gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2013-2014 đến nay các công ty vẫn chưa được giải ngân. Bên cạnh đó, vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển thì sau khi giải ngân 1 tháng, phải trả tiền lãi suất ngay. Vì vậy, các Tập đoàn, Tổng công ty nông, lâm nghiệp đề nghị được vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư phát triển theo chu kì kinh tế của cây trồng, được trả gốc và lãi 1 lần vào cuối chu kì kinh doanh.

Hồng Phúc
Top