• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

“Siết” hoạt động kinh doanh vận tải ô tô

17/09/2014 6:23 PM

(Chinhphu.vn) - Nghị định 86/NĐ-CP sẽ “siết” điều kiện hoạt động kinh doanh vận tải, giúp cơ quan quản lý Nhà nước quản chặt và hậu kiểm thông qua các quy định, thiết bị hộp đen.

 

Ảnh: VGP/Phan Trang

Tại cuộc họp báo về triển khai Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô vừa được Chính phủ ban hành, diễn ra sáng 17/9, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ khẳng định, những quy định mới trong Nghị định 86 là cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của dịch vụ vận tải ô tô, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, vận tải khách theo hợp đồng chiếm số lượng khá lớn, nhất là tại Hà Nội và TP.HCM có thể lên tới hàng chục nghìn xe, việc quản lý đối tượng này hết sức phức tạp, khó khăn.

“Trong quy định hiện hành cho phép các hộ kinh doanh cũng được kinh doanh loại hình này, đầu mối nhiều, quy định văn bản pháp luật lỏng lẻo, không cấm xe hợp đồng đón trả khách sai điểm dừng đón nên xảy ra hiện tượng tranh giành khách với xe vận tải liên tỉnh cố định. Quy định này đã bị khép lại trong Nghị định 86,” ông Quyền khẳng định.

Để khắc phục tình trạng này, ông Quyền đưa ra giải pháp yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải hợp đồng trước khi thực hiện hợp đồng phải báo cáo về Sở GTVT bằng hình thức qua mạng Internet. Cụ thể, các đơn vị phải sử dụng mạng máy tính, truyền về Sở, báo cáo cập nhật thông tin về chuyến xe của mình, hợp đồng với ai, xuất phát ở đâu, chở khách đến đâu, dừng ở đâu cho khách lên xuống, thời gian thực hiện bao nhiêu ngày…

“Dựa vào đó, Sở GTVT sẽ căn cứ vào thiết bị giám sát hành trình (hay còn gọi là hộp đen) để hậu kiểm. Như vậy vừa không rườm rà, phát sinh thêm mà lại quản lý được đối tượng này,” Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ khẳng định.

Liên quan đến điều kiện hoạt động kinh doanh vận tải, Nghị định 86 cũng có điểm mới khi quy định số lượng xe tối thiểu mới được cấp phép kinh doanh, ông Quyền nhìn nhận, hiện nay, quản lý vận tải rất lỏng lẻo, chất lượng dịch vụ thấp, an toàn giao thông kém, hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thấp, quản lý nội bộ doanh nghiệp làm rất đơn giản.

“Chúng ta không thể kéo dài tình trạng mỗi nhà một chiếc xe kinh doanh, đến ngành nông nghiệp cũng còn chấm dứt tình trạng mỗi nhà dăm bảy mảnh ruộng mà phải thực hiện dồn điền đổi thửa, đây là tiến trình tất yếu của quá trình vận tải đường bộ,” ông Quyền cho hay.

Vì vậy, Nghị định 86 đã có quy định để khắc phục việc này bằng quy định số lượng phương tiện tối thiểu trên cơ sở điều kiện của từng khu vực. Cụ thể, từ ngày 1/7/2016, DN, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định từ 300km trở lên có trụ sở tại các thành phố trực thuộc Trung ương sẽ phải có tối thiểu 20 xe; với các tỉnh còn lại sẽ phải có tối thiểu 10 xe; riêng với các đơn vị có trụ sở đóng tại các huyện nghèo thì phải có tối thiểu 5 xe.

Đặc biệt, thực trạng quản lý luồng tuyến vận tải bấy lâu nay giao cho các đơn vị kinh doanh vận tải nghiên cứu thị trường, chỗ nào có nhu cầu thì doanh nghiệp đề xuất mở tuyến, các Sở GTVT cho chạy thử, phạm vi Sở thì Sở cấp, phạm vi Tổng cục thì đề xuất Tổng cục, sau đó cho chạy thử 6 tháng nếu được thì cho phép mở tuyến.

Tuy nhiên, chính điều này đã nảy sinh tình trạng có những tuyến nhỏ lẻ, phân tán cùng với đó là sự xuất hiện của các DN nhỏ phát sinh nhưng lại chạy ở những tuyến rất dài, lên tới cả nghìn km, bán vé rất ít và thường xuyên bắt khách dọc đường, tranh giành khách gây mất trật tự an toàn giao thông.

“Tổng cục Đường bộ sẽ quy hoạch mở để siết lại điều kiện tiêu chí mở tuyến, như điều kiện bến, lưu lượng đi lại, số lượng chuyến xe bình quân xuất bến trong tháng, tuần phải đạt như thế nào. Rà soát các tuyến hiện nay, tuyến nào không đạt thì phải sắp xếp lại,” ông Quyền nói.

Ngoài ra, Nghị định 86 quy định về niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở khách, loại bỏ tình trạng xe cũ nát. Ô tô có trọng tải được phép chở từ 10 hành khách trở lên đối với cự ly trên 300km phải có niên hạn sử dụng không quá 15 năm. Đối với cự ly từ 300km trở xuống thì niên hạn không quá 20 năm.

Nghị định cũng quy định xe taxi phải có niên hạn sử dụng không quá 8 năm tại đô thị loại đặc biệt; không quá 12 năm tại các địa phương khác. Từ ngày 1/1/2016, các hợp tác xã, DN kinh doanh vận tải khách bằng taxi ở những đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM phải có tối thiểu từ 50 xe trở lên và từ ngày 1/7/2016 taxi phải có hóa đơn tính tiền cho hành khách.

Phan Trang

Top