- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Sớm vận hành Cổng tham vấn quy định kinh doanh
(Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ đang cùng các bộ, ngành cập nhật đầy đủ các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, để sớm đưa vào vận hành cơ sở dữ liệu quy định kinh doanh và Cổng tham vấn quy định kinh doanh. Đây là những nội dung Việt Nam tập trung để giúp phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Đầu cầu Việt Nam tại Hội nghị Mạng lưới thực hành quy định tốt ASEAN-OECD lần thứ 7 năm 2021 |
Số hoá tiếp tục là giải pháp để hoạch định chính sách cho các quốc gia
Phiên họp có sự tham dự của đại diện các nước ASEAN, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), đại diện Văn phòng Tiêu chuẩn và an toàn sản phẩm Vương quốc Anh, đại diện Canada. Được sự ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Ngô Hải Phan chủ trì tại đầu cầu Việt Nam.
Theo bà Elsa Pilichowski, Giám đốc Bộ phận Quản lý công (OECD), các phiên họp trước của Mạng lưới thực hành quy định tốt ASEAN-OECD đã đạt thành công lớn khi chia sẻ nhiều sáng kiến nhằm cải thiện những quy định của các quốc gia, đặc biệt là sau dịch bệnh. Hội nghị còn giúp các chính phủ xây dựng chính sách để hợp tác quốc tế, hoạch định chính sách, giải quyết được nhiều vấn đề không chỉ mang tính quốc gia.
Việc tăng cường hoạch định chính sách quản lý tốt hơn từ lâu đã trở thành nền tảng quan trọng đối với Cộng đồng ASEAN khi cộng đồng này đang ngày càng hướng tới hội nhập kinh tế. Trước khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, điều này đã được ghi nhận trong Kế hoạch tổng thể của Cộng đồng kinh tế ASEAN 2025. Trong bối cảnh phục hồi từ đại dịch, Khung phục hồi toàn diện ASEAN đưa ra quan điểm tổng thể để hỗ trợ hội nhập kinh tế lại, tăng cường an ninh cho con người và nâng cao hệ thống.
Quy định tốt hơn đóng vai trò quan trọng trong tất cả các yếu tố này, đặc biệt thúc đẩy các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi, như hoạch định chính sách, thể chế, tăng cường sự tham gia của các bên liên quan và đánh giá chính sách một cách hiệu quả hơn. Điều này bao gồm việc áp dụng các phương pháp tiếp cận sáng tạo (IRC), như hợp tác quy định quốc tế ở cấp quốc gia để giúp thúc đẩy một Cộng đồng ASEAN hội nhập, cũng như cách thức giám sát quy định có thể hỗ trợ thay đổi văn hóa theo hướng tiếp thu các thông lệ quy định tốt và thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả IRC trong các cơ quan chính phủ.
Phiên họp này sẽ giải quyết những vấn đề trên với mục tiêu xác định các thông lệ tốt trong quy định mà các quốc gia có thể tìm hiểu để hỗ trợ phục hồi từ góc nhìn cấp khu vực.
Hội nghị mang đến những thông tin bổ ích trong việc sử dụng công cụ số để ban hành quy định tại các quốc gia, trong đó số hoá tiếp tục là một trong các giải pháp để hoạch định chính sách. Số hóa là động lực tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Hội nghị cũng mang đến các kinh nghiệm bổ ích để để các quốc gia ban hành những quy định ngày càng phù hợp với thực tiễn, hỗ trợ các nền kinh tế phát triển trong thời gian tới.
Phấn đấu đến 2025 có 80% hồ sơ thực hiện trên môi trường số
Từ đầu cầu Việt Nam, ông Ngô Hải Phan đánh giá cao sự phối hợp của OECD và các nước trong việc vận hành Mạng lưới thực hành quy định tốt ASEAN-OECD, tổ chức các hội nghị trực tuyến về thực hành quy định tốt hơn trong năm 2020, 2021.
Qua hội nghị, Việt Nam có thêm nhiều bài học, kinh nghiệm, giúp Việt Nam có thêm sáng kiến cải cách trong xây dựng chương trình cắt giảm các quy định về điều kiện kinh doanh, cũng như huy động sự tham gia của người dân và doanh nghiệp trong quá trình xây dựng quy định. Đồng thời cũng giúp Việt Nam xây dựng những sáng kiến trong chuyển đổi số, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Thông qua học tập kinh nghiệm của các nước và OECD, hiện Việt Nam đang triển khai hiệu quả chương trình cắt giảm các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025 với mục tiêu cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ, cũng như 20% quy định liên quan hoạt động kinh doanh.
Văn phòng Chính phủ đang cùng các bộ, ngành cập nhật đầy đủ các quy định liên quan hoạt động kinh doanh để sớm đưa vào vận hành cơ sở dữ liệu quy định kinh doanh và Cổng tham vấn quy định kinh doanh. Đây là những nội dung Việt Nam tập trung để giúp phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Văn phòng Chính phủ đang cùng các chuyên gia xây dựng bản đồ thể chế để tạo dựng công cụ trực quan phục vụ cơ quan quản lý, người dân, doanh nghiệp tiếp cận, giám sát, đánh giá việc thực hiện cải cách các quy định hiện nay ở Việt Nam.
Chia sẻ về xây dựng và vận hành Cổng Dịch vụ công quốc gia, ông Ngô Hải Phan cho biết, sau chưa đầy 2 năm vận hành, đã có trên 3.000 dịch vụ công trực tuyến tích hợp trên Cổng, giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ của các cơ quan Nhà nước trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn ra trong năm 2020, 2021.
Việt Nam cũng đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cấp chính quyền. “Đây là nơi Việt Nam tiếp tục chuyển đổi số mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới để đến năm 2025 có 80% hồ sơ của người dân, doanh nghiệp sẽ thực hiện trên môi trường số”, ông Ngô Hải Phan cho biết.
Tại hội nghị, đại biểu đến từ các quốc gia đã chia sẻ những vấn đề hữu ích ở góc nhìn cấp khu vực và góc nhìn cấp quốc gia.
Gia Huy
các tin mới nhận
Livestream bán hàng: Khai, nộp thuế như thế nào?
Chế độ báo cáo định kỳ về cụm công nghiệp áp dụng từ 1/10/2024
Đề xuất 11 hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công
Đề xuất thay đổi cách xác định tuổi của tàu biển
Ngân hàng thương mại phải xây dựng lộ trình tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần
Tin đọc nhiều