• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Sửa Bộ luật Dân sự để kinh doanh dễ hơn

28/01/2015 3:41 PM

(Chinhphu.vn) – Việc sửa đổi Bộ luật Dân sự sẽ tác động mạnh đến môi trường kinh doanh.

Tại Nghị quyết số 19/NQ-CP năm 2014 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng, trình cấp có thẩm quyền dự thảo sửa đổi Bộ luật Dân sự theo hướng bảo vệ và thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong đó có hoàn thiện các quy định về quyền sở hữu tài sản.

Bộ Tư pháp cũng được giao rà soát, đánh giá và có ý kiến góp ý về quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng nói riêng và tranh chấp dân sự nói chung theo hướng giảm thủ tục, giảm thời gian, giảm chi phí giải quyết tranh chấp…

Cần phải nói thêm, quyền sở hữu tài sản và thực thi hợp đồng - những chế định rất quan trọng trong Bộ luật Dân sự - cũng là 2 trong số 10 tiêu chí mà Ngân hàng Thế giới dùng để đánh giá môi trường kinh doanh của các nền kinh tế.

LS Trần Hữu Huỳnh (trái) nhấn mạnh quan điểm "việc dân sự cốt ở đôi bên" trong việc sửa đổi Bộ luật Dân sự.- Ảnh: VGP/Thành Đạt


Tại cuộc tọa đàm do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 28/1 về sửa đổi Bộ luật Dân sự, ông Dương Đăng Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự-Kinh tế, Bộ Tư pháp, thành viên Ban soạn thảo dự thảo Bộ luật sửa đổi khẳng định, hoàn thiện các quy định về quyền sở hữu và các quyền tài sản khác chính là 1 trong 4 định hướng lớn và là định hướng vô cùng quan trọng khi sửa đổi Bộ luật.

Cụ thể, dự thảo khẳng định quyền sử dụng đất, quyền quản lý nghiệp vụ doanh nghiệp hay quyền địa dịch đều là vật quyền… Quyền của mọi chủ sở hữu đều được bảo hộ như nhau…

Một định hướng lớn khác là thúc đẩy hình thành, phát triển và vận hành ổn định các quan hệ thị trường. Ông Dương Đăng Huệ nhận xét, chế định hợp đồng hiện nay rõ ràng chưa ổn định, chẳng hạn khi người soạn thảo hợp đồng sơ ý quên ghi ngày tháng thì hợp đồng bị coi vô hiệu, quan hệ dân sự chấm dứt.

Ông Dương Đăng Huệ dẫn ý kiến một học giả nước ngoài cho rằng một trong những tiêu chí để xác định một nền kinh tế thị trường, là hệ thống các vật quyền để xác định ai là ông chủ của các tài sản. Trong khi đó, Bộ luật Dân sự hiện hành mới chỉ ghi nhận quyền sở hữu tài sản, đây chỉ là một loại vật quyền cơ bản, ngoài ra còn có các loại vật quyền khác mà chúng ta chưa ghi nhận. Điều đó khiến nhiều tài sản tại Việt Nam không xác định được ông chủ thực sự. Việc bổ sung quy định về vật quyền sẽ khắc phục được thực trạng này.

Cũng liên quan đến hợp đồng dân sự và quyền sở hữu, Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam đưa ra một ví dụ khác: Theo Luật Đất đai và Bộ luật Dân sự hiện hành, việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu. Nhưng theo Luật Nhà ở, việc mua bán nhà ở có hiệu lực kể từ khi hợp đồng được công chứng. Như vậy, 2 giao dịch có 2 thời điểm phát sinh hiệu lực khác nhau mà nhà lại nằm trên đất. Các quy định này gây ra những vướng mắc, tranh chấp trong thực tế và cần phải giải quyết khi sửa đổi Bộ luật.

“Việc dân sự cốt ở đôi bên”

Luật sư Trần Hữu Huỳnh nhắc đi nhắc lại một quan điểm đã trở thành kinh điển, là “sợi chỉ đỏ” trong dân luật trên toàn thế giới: “Việc dân sự cốt ở đôi bên”, tức là nguyên tắc tự do thỏa thuận, tự nguyện cam kết.

“Pháp luật Dân sự cần giảm thiểu bàn tay can thiệp của Nhà nước, pháp luật chỉ nên là công cụ cuối cùng và chỉ nên được sử dụng vì trật tự công. Chúng tôi tha thiết đề nghị cần rà soát và khẳng định ở toàn bộ các điều luật rằng “nếu các bên không có thỏa thuận khác, thì Luật quy định như sau”. Bởi nguyên tắc cực kỳ quan trọng này nếu không phải là còn xa lạ với số đông, thì cũng chưa phải là thân thiết với họ”, Luật sư nói.

Cũng theo Luật sư, Bộ luật Dân sự sửa đổi và các Luật chuyên ngành cần cùng nhau “hiệp sức” lại để bảo vệ quyền tự do kinh doanh được quy định tại Điều 33 của Hiến pháp. Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp sửa đổi đã quy định rõ các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh. Nay, Điều 4 dự thảo Bộ luật Dân sự cũng xác định rằng cá nhân, pháp nhân có quyền tự do thỏa thuận và đây cũng là một sự cụ thể hóa quyền tự do kinh doanh.

Có một điểm khiến ông Dương Đăng Huệ và Luật sư Trần Hữu Huỳnh đều vô cùng tâm đắc. Đó là việc dự thảo sửa đổi Bộ luật Dân sự quy định, khi người dân có yêu cầu về giải quyết vụ việc dân sự, tòa án không được từ chối vì lý do chưa có điều luật áp dụng.

“Làm luật là nghĩa vụ của Nhà nước, nếu pháp luật chưa hoàn thiện, Nhà nước không được vin vào đó để từ chối nghĩa vụ giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, không một hệ thống luật pháp nào có thể bao quát được hết mọi trường hợp của cuộc sống vô cùng sinh động và đa dạng. Khi chưa có điều luật áp dụng, tòa án có thể áp dụng tập quán pháp, án lệ, các nguyên tắc của pháp luật hay căn cứ vào lẽ công bằng để giải quyết”, ông Trần Hữu Huỳnh nói. Đây sẽ là quy định hết sức quan trọng để giải quyết các tranh chấp, trong đó có các tranh chấp thương mại.

Ngoài ra, Bộ luật Dân sự còn rất nhiều vấn đề khác trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ví dụ, Bộ luật hiện hành quy định pháp nhân, chẳng hạn doanh nghiệp, chỉ có 1 người đại diện theo pháp luật. Theo ông Dương Đăng Huệ, điều này là phù hợp khi doanh nghiệp có quy mô nhỏ, nhưng hiện nền kinh tế Việt Nam đã có sự tham gia của những doanh nghiệp rất lớn, thậm chí ở quy mô toàn cầu, quy định chỉ có 1 người đại diện khiến doanh nghiệp gặp khó khăn.

Có thể nói, Bộ luật Dân sự có tác động mạnh mẽ, trực tiếp, vừa rộng lớn vừa cụ thể đến hoạt động đầu tư, kinh doanh và việc sửa đổi Bộ luật này sẽ góp phần tạo dựng một môi trường kinh doanh tốt hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong giai đoạn mới.  

Thành Đạt

Top