• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Tại sao định giá tối thiểu tại Cái Mép-Thị Vải?

07/08/2015 2:19 PM

(Chinhphu.vn) – Chính phủ vừa đồng ý tiếp tục thực hiện thí điểm bình ổn giá dịch vụ bốc dỡ container khu vực cảng biển Cái Mép-Thị Vải tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bằng biện pháp định giá tối thiểu.

Tàu container làm hàng tại Cảng Cái Mép-Ảnh Báo Bà Rịa-Vũng Tàu

Theo Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2015 vừa được Thủ tướng ký ban hành, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT hướng dẫn mức giá tối thiểu phù hợp với tình hình thực tế.

Chính phủ cũng giao Bộ GTVT chủ trì, tổ chức thực hiện và tổng kết đánh giá kết quả việc thực hiện bình ổn giá bốc dỡ container khu vực cảng biển Cái Mép-Thị Vải và các cảng biển lớn trong cả nước, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

Tại sao bình ổn giá?

Được biết, thực hiện các quy định về quản lý giá, từ năm 2002, hệ thống giá dịch vụ tại các cảng biển Việt Nam đã góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động trong sản xuất kinh doanh, tự quyết định giá theo tín hiệu của thị trường.

Tuy nhiên, trong quá trình điều hành giá dịch vụ cảng biển theo cơ chế thị trường, tại khu vực cảng biển nước sâu Cái Mép - Thị Vải đã xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu trong ngắn hạn, theo đó các doanh nghiệp cảng hạ giá cước xếp dỡ container quá thấp làm thiệt hại đến lợi ích doanh nghiệp, lợi ích nhà nước, gây mất ổn định khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.

Xuất phát từ tình hình trên, căn cứ quy định tại Luật Giá về các biện pháp bình ổn giá và tính chất đặc thù của dịch vụ xếp dỡ container khu vực cảng biển nước sâu Cái Mép - Thị Vải, được sự thống nhất của UBTVQH, từ năm 2013, Chính phủ đã quyết định thí điểm thực hiện biện pháp bình ổn giá dịch vụ bốc dỡ container khu vực cảng biển Cái Mép-Thị Vải bằng biện pháp định giá tối thiểu. Thời gian thực hiện đến hết ngày 30/6/2015.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, tình hình sau 2 năm thực hiện cho thấy biện pháp trên đã tác động tích cực tới các doanh nghiệp cảng hoạt động tại khu vực Cái Mép-Thị Vải, mang lại hiệu quả kinh tế, ổn định tình hình kinh tế xã hội khu vực và khẳng định vai trò điều tiết của nhà nước.

Cũng theo Bộ này, mức giá tối thiểu mà Bộ đưa ra là tương đối phù hợp với mặt bằng giá tại khu vực, vẫn bảo đảm phù hợp với thị trường khu vực. Các hãng tàu đều đồng thuận với mức giá tối thiểu theo quy định của Bộ. Các cảng đều chấp hành đúng quy định, mức giá thực bằng mức giá tối thiểu quy định, không có doanh nghiệp nào đàm phán được mức giá cao hơn.

Tuy nhiên, hiện nay, cung cầu dịch vụ bốc dỡ container tại khu vực này vẫn còn đang mất cân đối (cung lớn hơn cầu), sẽ dễ tái diễn tình trạng cạnh tranh giảm giá dịch vụ, làm giảm chất lượng dịch vụ, giảm nguồn thu của doanh nghiệp và nhà nước, có thể dẫn đến làm mất dần vốn Nhà nước tại các cảng liên doanh có yếu tố nước ngoài.

Vì vậy, Bộ Tài chính kiến nghị tiếp tục thực hiện thí điểm bình ổn giá dịch vụ bốc dỡ container khu vực cảng biển Cái Mép-Thị Vải biện pháp định giá tối thiểu và được UBTVQH, Chính phủ đồng ý.

Thời gian thực hiện càng ngắn càng tốt

Tuy nhiên, dù thống nhất với kiến nghị của Bộ Tài chính, các thành viên Chính phủ phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 đều cho rằng đây chỉ là giải pháp tạm thời, mang tính chất tình thế, nên được thực hiện trong thời gian càng ngắn càng tốt.

Được biết, trước đây các địa phương đã cấp phép cho quá nhiều cảng biển tại khu vực Cái Mép-Thị Vải, nên năng suất, khả năng cạnh tranh kém. Sau đó, cảng quốc tế Cái Mép được xây dựng, là cảng nước sâu có tiềm năng, vị trí thuận lợi, tiếp nhận được các tàu có tải trọng lớn, được đầu tư để trở thành cảng trung chuyển quốc tế. Tuy nhiên, do hệ thống hạ tầng - nhất là hạ tầng giao thông vận tải - chưa đồng bộ, một số khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ nên hiệu quả khai thác cảng này còn thấp.

Về lâu dài, theo các thành viên Chính phủ, phải để cho các cảng trong khu vực cạnh tranh lành mạnh theo cơ chế thị trường, nếu không cảng Cái Mép sẽ khó có thể trở thành cảng trung chuyển tầm cỡ quốc tế như mục tiêu đặt ra.

Đây chính là lý do khiến Nghị quyết của Chính phủ không “chốt cứng” thời gian thực hiện biện pháp bình ổn giá, mà yêu cầu thời gian thực hiện “chậm nhất” là 30/6/2017, tức là có thể chấm dứt sớm hơn.

Đồng thời, Chính phủ cũng giao Bộ GTVT khẩn trương nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng các cảng biển thuộc nhóm cảng biển số 5 và các cảng biển khu vực cảng Cái Mép-Thị Vải nhằm khai thác lợi thế của cảng biển nước sâu, phát huy chức năng cảng trung chuyển quốc tế; đồng thời thực hiện phát triển hệ thống cảng biển theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đã được phê duyệt.

Rõ ràng, khi các giải pháp này được triển khai hiệu quả thì biện pháp bình ổn bằng định giá tối thiểu sẽ không còn cần thiết nữa.

Hà Chính

Top