• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

“Tạo 1 vạn việc làm, xứng đáng là anh hùng”

08/10/2015 5:10 PM

(Chinhphu.vn) – Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc kêu gọi “làm giàu chân chính là yêu nước” và đề xuất khen thưởng cho những doanh nhân tạo nhiều việc làm cho xã hội.

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh rằng yêu nước làm giàu chân chính là sứ mệnh của doanh nhân
Phát biểu tại lễ kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho giới công thương (13/10/1945-13/10/2015) và Đại hội Thi đua yêu nước Khối doanh nghiệp, doanh nhân lần thứ I do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 8/10, ông Vũ Tiến Lộc nhắc lại rằng trong bức thư lịch sử trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Chính phủ nhân dân có trách nhiệm “tận tâm” giúp giới công thương trong công cuộc kiến thiết”.

Theo ông Lộc, công cuộc đổi mới do Đảng ta phát động suốt 3 thập kỷ qua là quá trình trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh về doanh nghiệp, doanh nhân.

Nhắc lại sự kiện TPP vừa kết thúc đàm phán cách đây vài ngày, Chủ tịch VCCI cho rằng TPP và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là trận tuyến của các doanh nghiệp, là chiến trường của các doanh nhân. Trong bối cảnh đó, Nhà nước cần là hậu phương vững chắc để doanh nhân có thể xung trận.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, những nỗ lực của Nhà nước trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và đẩy mạnh hội nhập những năm qua đã được cộng đồng ghi nhận, nhưng vẫn còn rất nhiều việc cần làm. Trong đó, thách thức lớn nhất của công cuộc cải cách hành chính là khép lại khoảng cách giữa lời nói với việc làm, làm sao cho quyết tâm và chương trình đổi mới được quyết định từ Trung ương, từ người đứng đầu các bộ ngành và các địa phương phải trở thành hành vi của đội ngũ công chức ở cơ sở.

Về phía doanh nhân, so với yêu cầu phát triển, đội ngũ doanh nhân hiện vẫn còn chưa đông, chưa mạnh. Về số lượng, ở nước ta, vào thời điểm hiện nay, bình quân 200 người dân mới có 1 doanh nghiệp, trong khi ở các nền kinh tế phát triển cao, 15-20 người dân là có 1 doanh nghiệp. 96-97% các doanh nghiệp trong nền kinh tế nước ta có qui mô nhỏ và siêu nhỏ.

“Một cuộc cách mạng về khởi nghiệp cần phải bắt đầu và có được con số 5 triệu doanh nghiệp trong tương lai xa và 1 triệu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả vào năm 2020 phải là mục tiêu hướng tới. Chúng ta cũng cần phấn đấu để có nhiều doanh nghiệp, doanh nhân đạt tầm cỡ trong khu vực ASEAN, châu Á và thế giới”, Chủ tịch VCCI nói.

Nhiều yêu cầu đặt ra với doanh nhân đã được Chủ tịch VCCI nhấn mạnh qua hàng loạt chữ “phải” trong bài phát biểu, như phải thiết thực và tiết kiệm, phải vươn tới chuẩn mực quốc tế, phải liên kết, phải chuyên nghiệp và không “ăn xổi, ở thì”, phải sáng tạo, phải thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và chú trọng nền tảng văn hóa kinh doanh. Theo ông Lộc, đối với nhiều doanh nhân, “đó sẽ là cuộc lột xác thực sự và rất đau đớn của họ, nhưng không có sự lựa chọn nào khác”.

Ông Lộc cũng đề nghị các cơ quan chức năng quan tâm đổi mới công tác thi đua khen thường với doanh nghiệp, doanh nhân. Theo hướng chú trọng những đóng góp thực tế của doanh nghiệp, doanh nhân cho xã hội, cần coi những đóng góp của doanh nhân cho việc tạo việc làm, đóng góp cho ngân sách là những tiêu thức chính. Phong trào thi đua yêu nước cần có quan điểm mới “làm giàu chân chính là yêu nước”, yêu nước hãy làm giàu chân chính là sứ mệnh của doanh nhân.

Cụ thể hơn nữa, ông Lộc đề xuất nếu một doanh nhân có thể giải quyết công ăn việc làm cho 10 lao động, chính quyền cấp xã cần tri ân họ, nếu tạo ra việc làm cho 100 lao động, thì huyện cần khen thưởng, tạo ra 1 nghìn việc làm thì tỉnh tri ân, khen thưởng, tạo ra 1 vạn việc làm thì Nhà nước khen thưởng và trao tặng các danh hiệu, như Anh hùng lao động, Chiến sĩ thi đua…

Với tinh thần “Hội tụ – Làm giàu – Kiến quốc”, Đại hội đã phát động phong trào thi đua yêu nước trong kinh doanh, sáng tạo, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, xây dựng và phát triển cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vững mạnh.

Đại hội cũng đã cử 16 đại biểu tham dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX.

Hà Chính

Top