• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Tham nhũng nhỏ “vẫn tồn tại dai dẳng”

15/04/2015 9:28 AM

(Chinhphu.vn) – Đây là nhận định đáng chú ý trong báo cáo về chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2014 vừa được công bố ngày 14/4, dựa trên ý kiến hơn 13.500 người dân.

Ảnh minh họa
Chỉ số do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES) và Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đồng thực hiện.

Với cách tiếp cận lấy người dân là trung tâm, công cụ này đo lường 6 nội dung: Sự tham gia của người dân ở cấp cơ sở; tính công khai - minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công và cung ứng dịch vụ công.

Về tổng thể, báo cáo đánh giá hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh có tăng qua các năm nhưng ở mức độ chậm.

Về kiểm soát tham nhũng, báo cáo khuyến nghị Việt Nam cần tiếp tục thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tham nhũng. “Mặc dù đã có những chỉ đạo từ cấp cao nhất, song kết quả khảo sát năm 2014 cho thấy những tập quán tham nhũng dù nhỏ vẫn tồn tại dai dẳng”, báo cáo viết.

Cụ thể, để làm thủ tục liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 33% người được hỏi đã phải chi tiền bồi dưỡng thêm. Tỷ lệ này khi làm thủ tục cấp phép xây dựng là 26%.

Điều đáng mừng là tỷ lệ người được hỏi cho rằng chính quyền cấp tỉnh nghiêm túc trong xử lý các vụ việc tham nhũng được phát hiện đã tăng từ 34% năm 2011 lên 38,7% năm 2014. Tuy nhiên, cứ 4 người thì có 1 người cho rằng chính quyền địa phương chưa nghiêm túc.

Theo PAPI, 70% số người được hỏi cho rằng điều kiện kinh tế hộ hiện nay là “bình thường”; 65% cho rằng điều kiện kinh tế hộ gia đình họ sẽ tốt hơn trong 5 năm tới; và 60% cho rằng có gia tăng hơn so với 5 năm trước. Thế nhưng “sự lạc quan đó không nhất thiết chuyển hóa thành mức độ hài lòng cao về hiệu quả quản trị và hành chính công,” ông Đặng Hoàng Giang, Phó Giám đốc CECODES, khẳng định. 

Trong khi đó, công khai, minh bạch ở những lĩnh vực PAPI đo lường có xu hướng cải thiện ở cấp tỉnh, với số tỉnh, thành phố đạt điểm cao hơn so với  năm 2011 tăng lên. Tuy nhiên kết quả chung cho thấy công khai, minh bạch vẫn còn hạn chế.

Công khai, minh bạch về kế hoạch sử dụng đất và khung giá đất đền bù tiếp tục được cải thiện trong năm 2014, song đây cũng là chỉ số đạt điểm thấp nhất trong ba chỉ số nội dung thành phần.

Cụ thể, chỉ có 16,2% số người được hỏi năm 2014 được biết đến kế hoạch sử dụng đất ở địa phương, giảm so với tỉ lệ 20% mỗi năm giai đoạn 2011‐2013. Và chỉ có 5% số người được hỏi năm 2014 cho biết họ có cơ hội được góp ý  kiến cho kế hoạch sử dụng đất năm 2014, trong số đó 80% ý  kiến của họ được tiếp thu.

Về thủ tục hành chính, báo cáo đánh giá mức độ hài lòng của người dân với bốn nhóm dịch vụ thủ tục hành chính công (gồm dịch vụ chứng thực, xác nhận của chính quyền cơ sở; dịch vụ cấp giấy phép xây dựng; dịch vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; và dịch vụ hành chính công cấp xã/phường) hầu như không gia tăng qua các năm.

Trong đó, mức độ hài lòng của người dân với dịch vụ liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là thấp nhất. Điểm chỉ số thành phần này ở cấp tỉnh có xu hướng suy giảm so với những năm trước. Trong khi đó, dịch vụ chứng thực, xác nhận của các cấp chính quyền được người dân đánh giá cao hơn nhiều.

Những thách thức đối với chính quyền địa phương mong muốn nâng cao mức độ hài lòng của người dân với dịch vụ hành chính công qua 4 năm qua vẫn là thiếu công khai, minh bạch về phí và lệ phí làm thủ tục hành chính; trả kết quả chưa đúng hẹn; và thái độ và năng lực thực hiện công vụ của đội ngũ công chức vẫn còn yếu và thiếu.

PGS. TS Nguyễn Tất Giáp, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nhận định kết quả của cuộc điều tra này là thước đo rất quan trọng, là tấm gương phản chiếu những nỗ lực của các cấp chính quyền địa phương trong việc thực thi chức trách nhiệm vụ, đồng thời phản ánh những mặt hạn chế trong các lĩnh vực đó. Nhiều địa phương đã xây dựng kế hoạch hành động nhằm cải thiện chỉ số này.

Thành Đạt

Top