- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Tháo gỡ khó khăn cho DN hàng không: Nhiệm vụ quan trọng trong công tác tín dụng
(Chinhphu.vn) - Các tổ chức tín dụng (TCTD) cần coi việc cho vay hàng không là một trong những lĩnh vực đặc biệt quan trọng từ nay tới cuối năm. Với nội dung vượt thẩm quyền, NHNN sẽ phối hợp với cơ quan chủ quản doanh nghiệp (DN) hàng không là Bộ Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan tổng hợp báo cáo kiến nghị giải pháp để có căn cứ pháp lý tháo gỡ kịp thời.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú: Các TCTD cần coi việc cho vay hàng không là một trong những lĩnh vực đặc biệt quan trọng từ nay tới cuối năm. |
TS. Bùi Doãn Nề, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DN hàng không Việt Nam cho biết, các DN trong ngành hàng không đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, số lượng chuyến bay và hành khách từ đầu năm 2021 đến nay giảm 60-70% so với thời điểm trước dịch.
Kể từ ngày 18/8/2021 đến nay, số chuyến bay của các hãng hàng không chỉ bằng 15,5% so với cùng kỳ năm 2020. Đến nay, toàn bộ chuyến bay thương mại quốc tế và trong nước đều bị dừng lại. Do đó, ông Bùi Doãn Nề nhận định, để ngành hàng không khôi phục sẽ mất rất nhiều năm.
Các DN hàng không cũng nhận thức được phải tự nỗ lực trước khi nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài nên đã triển khai nhiều giải pháp để giảm bớt khó khăn, như chuyển nhượng bớt tài sản, đẩy mạnh vận chuyển hàng hóa...
Để tháo gỡ khó khăn, thời gian qua, Chính phủ và ngành ngân hàng đã có nhiều hỗ trợ thiết thực cho các DN hành không, tạo ra những tác động tích cực cho ngành. Tuy nhiên, do tác động của dịch COVID-19 lớn hơn dự kiến, để vượt qua khó khăn, ngoài các giải pháp đã được ngành ngân hàng triển khai, đại diện Hiệp hội DN hàng không có 2 đề nghị, đó là áp dụng cơ chế tái cấp vốn với lãi suất 0% như áp dụng với Vietnam Airlines và cho phép hãng hàng không thuộc Hiệp hội vay gói hỗ trợ lãi suất 3-4%/năm, thời gian vay là 3-4 năm.
Ông Trần Thanh Hiền, Kế toán trưởng Vietnam Airlines kiến nghị cần có một cơ chế tổng thể để hỗ trợ cho các hãng hàng không vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với thực tế của các hãng (không có tài sản bảo đảm, thời gian hồi phục kéo dài...). Các DN hàng không cũng cần các ngân hàng kéo dài thời gian cơ cấu lại các khoản nợ, giảm lãi suất, được duy trì hạn mức tín dụng...
Ông Hiền cũng kiến nghị các giải pháp giảm lãi suất của ngành ngân hàng nên kéo dài đến hết năm 2022, đồng thời cho phép các hãng bay được vay thêm các khoản vay mới.
Còn đại diện Vietjet Air kiến nghị các ngân hàng nới room, cho vay với lãi suất thấp, gia hạn thời gian trả nợ cho ngành hàng không.
Ông Nguyễn Xuân Bắc, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN cho biết, qua tổng hợp báo cáo từ các TCTD, đến nay, tổng dư nợ tín dụng của các hãng hàng không tại các TCTD là khoảng hơn 24.000 tỷ đồng, dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ là hơn 2.500 tỷ đồng. Các TCTD đã điều chỉnh giảm lãi suất cho vay từ 0,5-1%/năm, với số tiền lãi được giảm khoảng 130 tỷ đồng và doanh số cho vay mới từ khi xảy ra dịch COVID-19 tới nay là 41.648 tỷ đồng.
Riêng đối với Vietnam Airlines, các TCTD (SeABank, MSB, SHB) đã thực hiện giải ngân cho Vietnam Airlines theo gói tín dụng 4.000 tỷ đồng từ nguồn tái cấp vốn của NHNN theo Nghị quyết của Chính phủ. “Các kết quả này thể hiện hỗ trợ rất lớn từ phía các TCTD đối với các hãng hàng không", ông Nguyễn Xuân Bắc đánh giá.
Dưới góc độ ngân hàng thương mại, ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều hành Vietcombank cho biết, bên cạnh việc cơ cấu nợ, giảm lãi, phí, Vietcombank vẫn cấp tín dụng dù tình hình tài chính của DN hàng không có khó khăn. Không chỉ hỗ trợ cho các DN hàng không, Vietcombank còn hỗ trợ cho cả hệ sinh thái, chuỗi giá trị của ngành hàng không. Tính đến nay, dư nợ hỗ trợ cho các DN trong ngành hàng không tại Vietcombank là 16.000 tỷ đồng. Về lãi suất, Vietcombank cũng như các ngân hàng khác đang cho các DN hàng không vay với lãi suất rất thấp. Nếu tính các chi phí, trích lập dự phòng thì lãi suất cho vay đối với DN hàng không mang tính hỗ trợ là chủ yếu, chứ ngân hàng không có lãi.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phối hợp, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng đánh giá, ngành ngân hàng gần như đã tận dụng hết mức các công cụ chính sách tiền tệ để tháo gỡ khó khăn cho DN, bao gồm cả các DN ngành hàng không. Tuy nhiên, các nguồn khác lại chưa được tận dụng hết, ví như Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, giảm thuế, giảm phí...
Do đó, để giải quyết khó khăn các DN ngành hàng không đang gặp phải, TS. Nguyễn Quốc Hùng kiến nghị, cần đẩy mạnh hỗ trợ từ chính sách tài khóa. "Để hỗ trợ ngành hàng không cần phải có sự vào cuộc đồng bộ của các bộ, ngành, thiết kế cơ chế đặc thù cho ngành hàng không. Qua đó tạo điều kiện cho ngành hàng không phục hồi và phát triển".
Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chia sẻ, với tình hình ngân sách hiện nay, phương án cấp bù lãi suất bằng nguồn vốn ngân sách cũng rất khó khăn. Do vậy, đại diện của Bộ đề nghị, ngành ngân hàng tổng hợp ý kiến và kiến nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN hàng không. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để cùng tháo gỡ.
Về phía ngành ngân hàng, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, NHNN sẽ tiếp tục chủ động và sẵn sàng thực hiện các giải pháp thuộc thẩm quyền của NHNN để tháo gỡ khó khăn cho các hãng hàng không. Các đơn vị cần tiếp tục bám sát tình hình, lắng nghe các kiến nghị của DN để kịp thời có các điều chỉnh quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh và đảm bảo an toàn hệ thống.
NHNN sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến lãi suất của thị trường và chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí, cân đối, xem xét tiếp tục hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ DN chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. NHNN cũng sẽ xem xét, điều chỉnh nới room tăng trưởng tín dụng cho TCTD để cho vay thêm với các DN trong ngành hàng không.
Còn đối với các nội dung vượt thẩm quyền của NHNN (gói tín dụng với lãi suất ưu đãi từ nguồn tái cấp vốn của NHNN đối với TCTD cho vay các hãng hàng không), Phó Thống đốc khẳng định, NHNN ủng hộ về chủ trương và đề nghị các bộ, ngành như Bộ Giao thông vận tải với tư cách là cơ quan chủ quản báo cáo, kiến nghị (nếu cần thiết) với Quốc hội, Chính phủ để có cơ sở pháp lý thực hiện.
Đồng thời, lãnh đạo NHNN đề nghị các TCTD tiếp tục cơ cấu lại nợ theo tinh thần tích cực nhất, sử dụng tối đa thời gian được quy định trong Thông tư 14 cho tất cả khoản vay. Nếu tới ngày 30/6/2022 còn những khó khăn do khách quan và cần thiết có hỗ trợ thì sẽ xem xét để có điều chỉnh phù hợp. Phó Thống đốc cũng yêu cầu TCTD “chủ động và có sự mạnh dạn nhất định” trong việc cố gắng giảm lãi suất cho vay đối với các DN hàng không.
“TCTD cân nhắc duy trì hạn mức cho vay hiện nay đối với các DN hàng không nếu thấy là cần thiết cho việc duy trì ổn định của các DN này. NHNN sẽ xem xét, điều chỉnh nới room tăng trưởng tín dụng của các TCTD trên cơ sở các TCTD phải cân đối nguồn vốn, thẩm định hiệu quả của phương án vay vốn và tự chịu trách nhiệm về quyết định cấp tín dụng”, Phó Thống đốc đề nghị với các TCTD.
Anh Minh
các tin mới nhận
Livestream bán hàng: Khai, nộp thuế như thế nào?
Chế độ báo cáo định kỳ về cụm công nghiệp áp dụng từ 1/10/2024
Đề xuất 11 hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công
Đề xuất thay đổi cách xác định tuổi của tàu biển
Ngân hàng thương mại phải xây dựng lộ trình tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần
Tin đọc nhiều