• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Tháo gỡ vướng mắc về sử dụng mã số, mã vạch nước ngoài

20/05/2020 5:59 PM

(Chinhphu.vn) - Để chứng minh đã được đối tác nước ngoài cho phép sử dụng mã số, mã vạch, DN không nhất thiết phải cung cấp đúng mẫu thư uỷ quyền, hợp đồng uỷ quyền… mà chỉ cần đưa ra các hình thức uỷ quyền khác nhau theo thông lệ quốc tế.

Tháo gỡ vướng mắc về sử dụng mã số, mã vạch nước ngoài để tạo thuận lợi cho DN. Ảnh minh hoạ

Nội dung này đã được thống nhất tại cuộc họp chiều 20/5 giữa đại diện Bộ KH&CN, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Tổng cục Hải quan, Tổ tư vấn về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia... để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục xác nhận sử dụng mã nước ngoài hoặc uỷ quyền sử dụng mã số, mã vạch nước ngoài theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP.

Tại cuộc họp, đại diện Bộ KH&CN, Bộ Công Thương cho biết việc sử dụng mã số, mã vạch của các đối tác nước ngoài góp phần giúp hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp DN cố tình sử dụng những mã số, mã vạch nước ngoài mà không được uỷ quyền, thậm chí đã có phản ánh từ những tổ chức, DN nước ngoài, dẫn đến nguy cơ hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn tại các thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, qua phản ánh từ DN, các ý kiến của Bộ KH&CN, Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan… cũng nhìn nhận trong quá trình thực hiện Nghị định 74/2018/NĐ-CP, do các văn bản hướng dẫn chưa đầy đủ nên xảy ra tình trạng một số DN gặp khó khăn khi xuất khẩu hàng hoá có sử dụng mã số, mã vạch nước ngoài.

Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế “hậu COVID-19”, các ý kiến tại cuộc họp thống nhất phải tạo điều kiện thuận lợi cho DN. Vì vậy, Bộ KH&CN sẽ có văn bản gửi các cơ quan liên quan, trong đó quy định cụ thể về các hình thức uỷ quyền cho phép sử dụng mã số, mã vạch nước ngoài.

Tinh thần là để chứng minh đã được đối tác nước ngoài cho phép sử dụng mã số, mã vạch, DN không nhất thiết phải cung cấp đúng mẫu thư uỷ quyền, hợp đồng uỷ quyền… mà chỉ cần đưa ra các hình thức uỷ quyền khác nhau theo thông lệ quốc tế.

Đồng thời, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ KH&CN, Bộ Công Thương… tăng cường công tác hậu kiểm về việc sử dụng mã số, mã vạch nước ngoài.

Trong thời gian tới, các thành viên Tổ tư vấn về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng sẽ tích cực làm việc, trao đổi với các DN để rà soát, đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho DN thúc đẩy sản xuất, kinh doanh thời kỳ “hậu COVID-19”.

Minh Khôi

Top