• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Thêm “bằng chứng” cho nhu cầu cải cách ở Việt Nam

04/11/2014 3:36 PM

(Chinhphu.vn) – Báo cáo mới về môi trường kinh doanh ở Việt Nam, được xây dựng với sự hỗ trợ của Đan Mạch, tiếp tục cho thấy yêu cầu phải đẩy mạnh cải cách thể chế.

Đây cũng là quan điểm của các chuyên gia như TS Lê Đăng Doanh, TS Nguyễn Đình Cung, bà Phạm Chi Lan khi nhận xét về báo cáo này.

Báo cáo “Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam” vừa được các tác giả, gồm Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội, Khoa Kinh tế trường Đại học Copenhagen, với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Đan Mạch, công bố ngày 4/11.

Đây là sản phẩm từ cuộc điều tra gần 2.500 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên toàn quốc trong năm 2013, tiếp nối các cuộc điều tra trong các năm 2005, 2007, 2009 và 2011.

Báo cáo cho rằng về tổng thể, kết quả điều tra năm 2013 cho thấy một bức tranh xám màu hơn so với 2 năm trước. Khoảng 70% các doanh nghiệp được khảo sát nói rằng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn có ảnh hưởng tiêu cực đến điều kiện kinh doanh năm 2013 và chỉ có 15% doanh nghiệp không cảm thấy những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng 2007-2008.

Cùng với đó, môi trường kinh doanh “dường như không được cải thiện” so với giai đoạn khảo sát trước. Trong khi tỷ lệ sống doanh nghiệp hàng năm giảm từ 92,2% (giai đoạn 2009-2011) xuống còn 90,6% (giai đoạn 2011-2013)….

Báo cáo nhận xét, kết quả điều tra “phản ánh những thách thức cấu trúc cơ bản cần phải được giải quyết thông qua một loạt các chính sách mới và một chiến lược phát triển mới”.

Cả 3 chuyên gia kinh tế trên đây đều cho rằng phải nhìn nhận cả những nguyên nhân từ nội tại của nền kinh tế Việt Nam, bên cạnh những nguyên nhân từ cuộc khủng hoảng toàn cầu.

Kết luận hội thảo công bố báo cáo, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM đưa một câu hỏi mà ông cho biết đã trăn trở từ nhiều năm: Tại sao doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam khó lớn như vậy? Ông cũng cho rằng đây là điểm cốt lõi rút ra từ báo cáo.

Cho biết CIEM sẽ nghiên cứu nhiều hơn về vấn đề này, ông Cung khẳng định câu chuyện về doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam gắn bó mật thiết với vấn đề nền tảng của kinh tế thị trường.

“Chừng nào thể chế kinh tế thị trường vẫn còn méo mó thì doanh nghiệp còn có xu hướng hoạt động theo hướng “không chính thức”, “ngoài chuẩn mực” và sự phát triển của doanh nghiệp sẽ vẫn có giới hạn, ngược lại nếu doanh nghiệp hoạt động theo đúng các quy tắc của kinh tế thị trường thì không có giới hạn nào cho sự phát triển”, vị Viện trưởng nhận định. Từ đó, đặt ra vấn đề phải thúc đẩy cải cách, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.

TS Lê Đăng Doanh khẳng định vấn đề thể chế kinh tế vẫn là rất quan trọng với Việt Nam. Ông Doanh nhắc lại Thông điệp đầu năm mới 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như một thông điệp về cải cách, với những quan điểm về cạnh tranh bình đẳng, về nhà nước kiến tạo phát triển chứ không làm thay, về sự công khai minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước…

“Trước những thực trạng như doanh nghiệp mất tới 872 giờ nộp thuế mỗi năm, để kéo giảm về mức bình quân của các nước ASEAN 6, Thủ tướng đã trực tiếp làm việc với Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và đưa ra yêu cầu cải cách. Các doanh nghiệp mà tôi từng tiếp xúc đều rất mừng, rất hoan nghênh quyết tâm cải cách này và hi vọng sẽ đi vào thực tế trong thời gian tới”, ông Doanh nói.

Nhưng ông cũng nói thêm, doanh nghiệp cho rằng quyết tâm đó có biến thành sự thực hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào những “ông bà” trong bộ máy nhà nước mà doanh nghiệp phải tiếp xúc hàng ngày khi làm việc.

Do đó, ông “hi vọng rằng báo cáo sẽ gây được tiếng vang, được chú ý để thúc đẩy công cuộc cải cách thể chế đang cần nhiều hơn những hành động thực sự”.

Thành Đạt

Top