• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Thời gian thông quan vẫn gấp 7 lần cam kết của VN

07/09/2016 4:00 PM

Thứ trưởng Tài chính phụ trách ngành thuế và hải quan cho rằng hàng hóa xuất nhập khẩu của VN bị ùn ứ rất nhiều vì phải chịu hàng trăm quy định về kiểm tra, cấp phép. Thời gian để giải phóng hàng hóa xuất nhập khẩu vào khoảng 14 ngày, trong khi theo cam kết phải giảm xuống còn 48 giờ.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn-Ảnh Tuổi Trẻ
Tại hội nghị cho ý kiến về dự luật Quản lý ngoại thương do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì vào hôm 6/9, câu chuyện về thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp lại được đặt ra.

Gần 130 thủ tục

“Hiện nay, thời gian để giải phóng hàng hóa xuất nhập khẩu của chúng ta vào khoảng 14 ngày, trong khi cam kết khi hội nhập các hiệp định thương mại thế hệ mới tới đây phải giảm xuống còn 48 giờ”, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết.

Cụ thể, vị Thứ trưởng này cho hay, việc giải phóng hàng hóa chậm chủ yếu là do thời gian thực hiện việc xin cấp phép, kiểm tra chất lượng chiếm tới 75%. Trong đó, đang có khoảng 36% các mặt hàng phải cần thủ tục cấp phép. Con số này gấp từ 3 - 4 lần so với bình quân của nhiều nước.

Theo ông Tuấn, Thủ tướng đã yêu cầu phải giảm tỷ lệ này xuống còn 15% trong năm tới song để làm được là không đơn giản vì hiện có tới 8 luật, 56 nghị định và 230 thông tư quy định vấn đề này. “Chúng ta kiểm tra nhiều như vậy nhưng hiệu quả, chất lượng có đáng tin cậy không, nói ví dụ câu chuyện 800 giấy phép mà ngành nông nghiệp cấp khống trong lĩnh vực thủy sản mới đây chẳng hạn”, ông Tuấn hồ nghi.

Trong khi đó, báo cáo của Bộ Công Thương - cơ quan chủ trì soạn thảo dự luật cho biết, qua rà soát và đối chiếu với tổng hợp của ngành hải quan, hiện có 126 thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu mà thương nhân, doanh nghiệp phải thực hiện tại các bộ, ngành, địa phương.

Tuy nhiên, trên tinh thần là phải cải cách thủ tục, duy trì môi trường kinh doanh thuận lợi nên thay vì phải thực hiện 126 thủ tục thì thương nhân, doanh nghiệp trong khu hải quan riêng sẽ không phải thực hiện các thủ tục này trong nhiều quan hệ xuất nhập khẩu nhất định. Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng khẳng định việc cấp giấy phép theo dự luật sẽ được công khai, minh bạch theo quy chế do Thủ tướng ban hành.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Cảnh, Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường đề nghị luật phải quy định chi tiết trình tự thủ tục về cấp giấy phép chứ không thể ghi chung chung "theo quy chế do Chính phủ quy định".

Tư tưởng “lo hộ doanh nghiệp”

Đại diện Bộ Tài chính cho rằng dự luật nên tập trung theo hướng hậu kiểm, gắn với tư tưởng “chọn bỏ” thay thế “chọn cho” mà các luật về đầu tư, kinh doanh vừa thông qua đã thể hiện rất rõ.

“Chẳng hạn như trong một ngành, doanh nghiệp có quy mô đủ lớn, đóng góp nhất định thì có nên tiền kiểm chất lượng sản phẩm của họ. Như với Vinamilk, sữa họ bán ra toàn cầu, doanh nghiệp có bộ phận kiểm soát chất lượng thì nhà nước có nên làm cái việc là kiểm tra nguyên liệu khi nhập hay trước khi họ xuất bán? Hay như May 10, kim ngạch lên tới cả trăm triệu USD/năm, chất lượng vải của họ thế nào thì mới bán được, tức doanh nghiệp họ lo trước chứ không ngồi chờ nhà nước lo hộ. Nếu kiểm tra thì chỉ cần kiểm tra máy móc đó có đạt chuẩn, quy trình có hợp lý không chứ không phải kiểm tra chất lượng sản phẩm”, Thứ trưởng Tuấn nêu quan điểm.

Theo ông Nguyễn Văn Cảnh, cơ quan quản lý nên mở rộng việc hậu kiểm với các loại hàng hóa. Chỉ nên tiền kiểm khi có vấn đề, phát hiện dấu hiệu chất lượng hoặc có đề nghị thì mới thanh kiểm tra để giảm phiền hà cho doanh nghiệp.

Dẫn câu chuyện kiểm tra đối với tôm có chứa tạp chất, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho rằng tiền kiểm chủ yếu áp dụng đối với các vụ việc khi có khiếu nại chứ không được tùy tiện. Tuy nhiên, ông Khánh lưu ý rằng cần phân biệt thủ tục hành chính và thời gian, cách thức áp dụng các thủ tục của cơ quan thực thi. Bởi nhiều trường hợp, thủ tục không hẳn có lỗi mà việc áp dụng của cơ quan quản lý, cán bộ thực thi mới nảy sinh rườm rà.

Trao đổi với người đồng cấp ở Bộ Tài chính, đại diện Bộ Công thương cho biết Chính phủ đặt mục tiêu quyết liệt cắt giảm thời gian làm thủ tục cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, song trong đàm phán Hiệp định TPP hay hiệp định với EU, VN không đưa ra một cam kết cụ thể nào về thời gian giải phóng hàng hóa. “Nếu có cam kết phải giải tỏa hàng xong trong 48 giờ thì sẽ vượt nước Mỹ. Có chăng thì chỉ với một số mặt hàng có điều kiện ngoại trừ nhất định”, ông Khánh nói thêm.

Chí Hiếu
Theo Thanh Niên

Top