• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Thời gian vàng để tái khởi động nền kinh tế và doanh nghiệp

14/04/2020 8:53 AM

(Chinhphu.vn) – Chính phủ đã có những quyết sách đồng bộ thể hiện tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp. Tuy vậy, cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng việc thực thi phải được triển khai với tinh thần khẩn trương như chống dịch. Nhanh một ngày là doanh nghiệp có thể phục hồi, chậm một ngày doanh nghiệp có thể bị xóa sổ.

Trao đổi với báo chí về những giải pháp của Chính phủ, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá: Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương trong cả nước tổ chức vào ngày 10/4 tuần qua với các quyết sách đồng bộ được đưa ra thực sự mang ý nghĩa tổng động viên các nguồn lực của xã hội cho mặt trận chống suy thoái kinh tế, duy trì tăng trưởng.

DN mong ngóng chính sách đi vào cuộc sống

Chủ tịch VCCI cho rằng “các mũi giáp công khá đồng bộ, toàn diện” với việc cả hệ thống chính trị vào cuộc để yểm trợ cho doanh nghiệp với tinh thần bảo vệ doanh nghiệp là bảo vệ nền kinh tế.

Vấn đề còn lại là tổ chức thực thi làm sao phải nhanh, minh bạch, nhất quán và đồng bộ.

Sau khi tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp, Chủ tịch VCCI phản ánh: DN nghe thông điệp quyết liệt của Chính phủ thì rất phấn khởi, nhưng khi gặp cán bộ ở cấp thực thi thì vẫn chưa thể yên tâm.

“Nhanh một ngày là doanh nghiệp có thể phục hồi, chậm một ngày doanh nghiệp có thể bị xóa sổ. Thủ tướng thì sốt ruột, doanh nghiệp như ngồi trên đống lửa, cơ quan công quyền thì ở đâu đó vẫn ung dung”, ông Lộc nói.

Trong những ngày qua khi cả nước và cộng đồng doanh nghiệp gồng mình chống đỡ để lo duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động, nhưng ở một số địa phương vẫn có hiện tượng ngăn sông cấm chợ , buộc doanh nghiệp ngừng sản xuất, hàng hoá không lưu thông…

Chủ tịch VCCI cho rằng, hỗ trợ tiền bạc ,thuế, phí, tín dụng là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là những phản ứng khẩn trương, linh hoạt và có trách nhiệm của cơ chế và bộ máy để có thể tiếp sức cho doanh nghiệp.

“Chúng ta “cách ly y tế “nhưng chúng ta phải “chung tay về cơ chế “ để thực sự đồng hành với doanh nghiệp, doanh nhân”, ông Lộc đề nghị.

Nêu ra một việc cụ thể, Chủ tịch VCCI cho biết, theo phản ánh của các doanh nghiệp trong ngành, sản xuất khẩu trang đang là cỗ máy in tiền thời dịch bệnh . Công suất sản xuất khẩu trang của Việt Nam là rất lớn, lớn hơn rất nhiều so với nhu cầu nội địa, đơn hàng thế giới tăng nhanh. DN cũng muốn tạo điều kiện xuất với một số mặt hàng như thiết bị bảo hộ, hay các thiết bị vật tư y tế khác…

Ông Lộc đề xuất: Với những kết quả trong phòng chính chống dịch bệnh xuất sắc của Việt Nam, cơ hội cho phát triển ngành công nghiệp và xuất khẩu các mặt hàng này không hề nhỏ.

Nguồn lực có hạn, cải cách thể chế là lời giải

Đại diện cộng đồng doanh nghiệp cho rằng: Ở cấp độ kinh doanh, quyết định của lãnh đạo doanh nghiệp phải “trong nốt nhạc”.

“Chúng ta đang trong thời gian vàng để kiểm soát dịch bệnh và cũng đang trong thời gian vàng để hỗ trợ doanh nghiệp trụ vững, vượt khỏi khó khăn. Nếu như hơn 50% doanh nghiệp sẽ không thể trụ lại được trong thời gian 5, 6 tháng tới và 80 % doanh nghiệp khó trụ vững sau 12 tháng nếu dịch bệnh vẫn diễn biến phúc tạp (theo kết quả khảo sát của VCCI) thì 5, 6 tháng tới chắc chắn sẽ là khoảng thời gian vàng để chúng ta có thể tiếp sức và giải cứu cho doanh nghiệp”, ông Vũ Tiến Lộc phân tích.

Đại diện VCCI nhấn mạnh: Tiếp sức bằng nguồn lực là hữu hạn, tiếp sức bằng thể chế, bằng niềm tin là vô hạn. Cộng đồng doanh nghiệp mong rằng cải cách thể chế sẽ được đẩy mạnh trong những tháng tới đây để yểm trợ và làm bệ đỡ cho doanh nghiệp vượt qua đại dịch và chuẩn bị tâm thế cho giai đoạn phục hồi và phát triển sau này. Trong thời đại dịch, trọng tâm công tác của Chính phủ vẫn phải là thể chế.

Thế giới sẽ khác đi, các chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ được định hình lại, công nghệ biến đổi, do đó cần chuẩn bị tâm thế và nền tảng cho việc vượt vượt qua thách thức và tận dụng cơ hội phục hồi kinh tế sau khủng hoảng là việc cần làm ngay trong những tháng sắp tới đây.

Chủ tịch VCCI đánh giá cao việc Chính phủ đã nêu những yêu cầu cải cách tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong từng ngành và lĩnh vực. Ngoài những chính sách cụ thể, Chính phủ cũng đã nhấn mạnh hai nhiệm vụ quan trọng tổng quan xuyên suốt.

Một là, tập trung thực hiện các cái giải pháp tại Nghị quyết 02 /NQ-CP của Chính phủ về cải thiện cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Hai là, cần rà soát các vướng mắc, xung đột, bất hợp lý về thể chế nhất là về đầu tư kinh doanh để tháo gỡ khó khăn kịp thời cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh này, rõ ràng cải thiện môi trường kinh doanh cần phải vượt lên chính mình để hoàn thành vượt mức.

Để có được một cơ chế thường xuyên phối hợp các mũi giáp công để duy trì tăng trưởng và phục hồi kinh tế nhằm đạt hiệu quả cao giống như trong công tác phòng chống dịch bệnh, cần có một Ban Chỉ đạo tái khởi động và phục hồi kinh tế do lãnh đạo Chính phủ đứng đầu.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng, ngày 15/4 tới có thể là thời điểm thích hợp để Chính phủ có thể cân nhắc việc chuyển sang trạng thái giãn cách xã hội để có thể khôi phục phần nào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn bảo đảm an toàn, tuân thủ các yêu cầu về phòng chống dịch bệnh theo quy định của ngành y tế.

Chủ tịch VCCI cho rằng: Vì nguy cơ lây nhiễm COVID-19 rất khác nhau giữa các ngành, các địa phương, tổ chức và doanh nghiệp, nên cần có những điều kiện và kịch bản ứng xử khác nhau. Giải pháp là cần xây dựng bộ chỉ số rủi ro lây nhiễm để có thể phân loại và áp dụng các kịch bản ứng xử. Ví dụ nguy cơ lây nhiễm cao (trên 80%) thì kiên quyết ngưng hoạt động.

Nguy cơ lây nhiễm thấp hơn thì tùy từng cấp độ mà được tiếp tục sản xuất kinh doanh nhưng phải áp dụng những biện pháp phòng ngừa và kiểm soát rủi ro phù hợp theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Bộ Y tế cần chuẩn bị các phương án này để hướng dẫn các địa phương và doanh nghiệp chuẩn bị điều kiện để thực hiện.

Được biết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định tổ chức Hội nghị trực tuyến truyền hình trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp cả nước. Mục tiêu của Hội nghị là tiếp tục quán triệt và triển khai sâu rộng trong cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan chính quyền các cấp, các chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về tháo gỡ khó khăn vướng mắc, phục hồi kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn ra rất phức tạp trên phạm vi toàn cầu như hiện nay. Sau Hội nghị, Chính phủ sẽ có Nghị quyết về Chương trình hành động cụ thể.

Anh Minh

Top