• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

“Thông tư 15 đi ngược tinh thần Nghị quyết 19”

23/01/2015 5:24 PM

(Chinhphu.vn) – Ông Phan Vinh Quang, Giám đốc cải cách pháp luật và thể chế - Dự án USAID GIG nhận xét về danh mục hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành khi thông quan của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Máy bán hàng tự động không thuộc các nhóm hàng hóa mà Chính phủ giao Bộ TTTT ban hành danh mục quản lý chuyên ngành.

Thông tư 15/2014/TT-BTTTT quy định danh mục hàng hóa theo mã số HS thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông có hiệu lực từ 1/1/2015.

Nhưng theo một số doanh nghiệp và Bộ Tài chính, trong danh mục có một số hàng hóa không thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông, như điều hòa không khí, máy làm lạnh, máy bán hàng tự động… và không có hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, thủ tục nhập khẩu. Điều này gây bối rối cho cả hải quan và doanh nghiệp.

Sau đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Công văn 20/BTTTT-CNTTT khẳng định Thông tư 15 không đưa ra các quy định quản lý mới cũng như thủ tục về xuất nhập khẩu, do đó, không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Thực tế, theo quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP – căn cứ để Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 15, thì danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ có 6 nhóm hàng hóa.

Trong đó, một nhóm hàng xuất khẩu là các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch); 5 nhóm hàng nhập khẩu gồm: các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch); tem bưu chính, ấn phẩm tem bưu chính và các mặt hàng tem bưu chính; thiết bị Viba, thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện có băng tần số nằm trong khoảng từ 9KHz đến 400 GHz, công suất từ 60mW trở lên; hệ thống chế bản và sắp chữ chuyên dùng ngành in; máy in các loại (máy in offset, máy in Flexo, máy in ống đồng) và máy photocopy màu.

Nghị định cũng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông công bố danh mục mặt hàng cụ thể theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; quy định các tiêu chuẩn cần đáp ứng, hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép.

Trả lời phỏng vấn Diễn đàn Cạnh tranh Quốc gia, ông Phan Vinh Quang, Giám đốc cải cách pháp luật và thể chế của  Dự án Quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID GIG), cho rằng: Công văn trả lời của Bộ đã phần nào giải tỏa băn khoăn của cộng đồng doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp hợp lý hay thỏa đáng. Cách tốt hơn là Bộ hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp sửa đổi Thông tư, chỉ nêu những mặt hàng phải quản lý chuyên ngành và nêu rõ quy trình thủ tục cùng các giấy tờ cần thiết.

Thông tư 15 tạo ra khó hiểu và rủi ro cho nhiều doanh nghiệp khi nhiều mặt hàng mới không thuộc quản lý của Bộ cũng bị đưa vào diện quản lý chuyên ngành. Thông tư không nêu rõ quản lý chuyên ngành sẽ gồm những thủ tục gì và doanh nghiệp sẽ phải làm gì để đáp ứng được yêu cầu quản lý chuyên ngành này.

Công văn trả lời đã làm rõ sẽ không có yêu cầu mới về quản lý chuyên ngành, nhưng không hoàn toàn loại bỏ sự khó hiểu và rủi ro cho doanh nghiệp cũng như cơ hội nhũng nhiễu, tham nhũng trong thực hiện. Vì theo thông lệ quản lý chuyên ngành có nghĩa là hàng hóa sẽ chịu kiểm tra, kiểm soát qua hình thức phê duyệt, thông báo, hoặc giấy phép. Nếu hàng hóa không thuộc diện này sẽ là hàng hóa thông thường không chịu quản lý chuyên ngành.

Công văn không phải là văn bản quy phạm pháp luật nên về lý nó không có hiệu lực pháp lý và không thể hướng dẫn trái văn bản pháp luật. Công văn chỉ công bố cho một số đối tượng hẹp nên không phải ai cũng biết.

Ở Việt Nam có nhiều văn bản quy phạm pháp luật không rõ ràng, gây rủi ro cho doanh nghiệp và môi trường kinh doanh. Đây là một phần lý do tại sao Việt Nam xếp hạng thứ 121 trong tổng số 144 về khoản chi không chính thức trong thủ tục xuất nhập khẩu, thứ 101 về gánh nặng tuân thủ của quy định pháp luật, và thứ 116 về tính minh bạch của quá trình ra chính sách nhà nước - theo đánh giá của Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2014 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

Theo đánh giá của chuyên gia USAID, quản lý chuyên ngành được đánh giá là “nút thắt cổ chai” để có thể giảm thời gian thông quan hàng hóa theo yêu cầu của Chính phủ tại Nghị quyết số 19/NQ-CP. Mới đây, Thủ tướng cũng đã yêu cầu các bộ khẩn trương xây dựng, công bố danh mục hàng hóa và ghi mã số HS đối với các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đúng quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP. Ông đánh giá như thế nào về cách tiếp cận như trong Thông tư nói trên, so với tinh thần chỉ  đạo của Chính phủ?

Ông Phan Vinh Quang: Thông tư 15 chỉ rõ mã HS của hàng hóa thuộc đối tượng quản lý chuyên ngành. Tuy nhiên, việc quy định quá nhiều mặt hàng thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành đi ngược lại với tinh thần của Nghị quyết 19 và chỉ đạo của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính và giảm thời gian thông quan nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Không bao giờ quá muộn để sửa chữa những sai sót.

Việc tham khảo ý kiến thực sự cầu thị, thực chất với doanh nghiệp và tiến hành xây dựng văn bản trên cơ sở số liệu và phân tích khách quan sẽ giúp xử lý  “nút thắt cổ chai này”. Nếu Bộ Thông tin và Truyền thông lấy ý kiến rộng rãi của doanh nghiệp với sự tham gia truyền thông, Bộ sẽ thấy được bất cập và rủi ro của văn bản đối với doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, nếu chỉ  đưa văn bản lên mạng không phải là cách lấy ý kiến hiệu quả. Vấn đề là khả năng sẵn sàng tìm kiếm, lắng nghe ý kiến góp ý đúng đắn và có logic. Nếu Bộ tham khảo số liệu của cơ quan Hải quan và doanh nghiệp xem liệu bao nhiêu doanh nghiệp, khối lượng hàng hóa XNK, số tờ khai sẽ bị ảnh hưởng thì có thể Bộ không ban hành văn bản này.

Một văn bản pháp luật của nhà nước chỉ nên được ban hành khi có thất bại thị trường (thị trường không điều tiết được). Kể cả khi nhà nước can thiệp cũng phải cẩn thận vì việc can thiệp không phù hợp sẽ dẫn đến thất bại của nhà nước - mà đôi khi nó còn nghiêm trọng hơn thất bại thị trường.

Xin ông chia sẻ một số kinh nghiệm tốt của thế giới trong việc xử lý vấn đề nói trên?

Ở đây có 2 vấn đề cần giải quyết. Thứ nhất đó là vấn đề thiếu sự tham vấn thực chất với doanh nghiệp và quá trình ban hành không dựa vào bằng chứng và số liệu khách quan. Kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực này rất hữu ích đối với Việt Nam.

Ở những nước phát triển khi ban hành những văn bản này, thường cơ quan soạn thảo phải giải trình trước cơ quan kiểm soát chất lượng văn bản và công chúng về tính hợp lý, cần thiết của việc ban hành văn bản qua các tóm tắt chính sách và báo cáo đánh giá tác động của văn bản.

Dự thảo văn bản và toàn bộ hồ sơ được đăng trên chuyên trang lấy ý kiến dự thảo văn bản pháp luật. Cơ quan soạn thảo sẽ tiến hành điều trần công khai để lấy ý kiến của doanh nghiệp và công chúng qua hình thức trực tuyến hoặc ngoại tuyến. Toàn bộ các cuộc họp về dự thảo sẽ được công khai và công chúng có thể theo dõi. Nếu cơ quan ban hành văn bản mà không tính đến ý kiến đóng góp của công chúng, văn bản có thể bị khiếu kiện.

Vấn đề thứ 2, việc quy định quản lý chuyên ngành hay kiểm soát XNK phải tuân thủ quy định của WTO về minh bạch công khai và căn cứ vào bằng chứng khoa học. Việt Nam có thể đưa ra quy định và quy chuẩn quản lý XNK, tuy nhiên cần thông báo cho các thành viên WTO dự thảo văn bản cũng như văn bản cuối cùng và các văn bản này phải dựa vào bằng chứng khoa học, không được phân biệt đối xử. Các nguyên tắc của WTO hoàn toàn phù hợp với thông thông lệ tốt về ban hành văn bản và sẽ giúp các nước hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao năng lực cạnh tranh. Việt Nam hiện là thành viên của WTO do đó cần hiểu rõ và thực hiện tốt nghĩa vụ quốc tế này.

Xin trân trọng cám ơn ông!

Thành Đạt (thực hiện)

Top