• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Thủ tướng ký Quyết định về bán cổ phần theo lô

17/09/2015 8:23 AM

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Quyết định về việc bán cổ phần theo lô.

Đây là Quyết định rất được mong chờ để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, tái cơ cấu khối doanh nghiệp nhà nước.

Theo Quyết định, bán cổ phần theo lô là việc thực hiện bán cổ phần tại công ty cổ phần (thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định) theo các hình thức bán công khai, minh bạch cho nhà đầu tư và mỗi nhà đầu tư phải đăng ký mua toàn bộ số cổ phần chào bán theo lô.

Lô cổ phần không thấp hơn 5% vốn điều lệ

Bán cổ phần theo lô có thể chia thành nhiều lô khác nhau để bán đấu giá tùy theo số lượng cổ phần và tình hình thị trường nhưng mỗi một phiên đấu giá chỉ bán một lô cổ phần (trọn lô). Số lượng cổ phần của một lô không thấp hơn 5% vốn điều lệ của công ty cổ phần. Trường hợp bán chỉ định (không qua Sở Giao dịch chứng khoán) thì thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Về trình tự bán cổ phần theo lô, Quyết định chỉ rõ, việc bán cổ phần theo lô phải thực hiện đấu giá. Trường hợp nhà đầu tư cùng trả mức giá bằng nhau cho một lô cổ phần thì thực hiện chào bán cạnh tranh theo hình thức bỏ phiếu kín giữa các nhà đầu tư trả mức giá bằng nhau với giá khởi điểm là mức giá trả bằng nhau và nhà đầu tư trả giá cao nhất là nhà đầu tư trúng đấu giá.

Trường hợp chỉ có một nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần, trường hợp chào bán cạnh tranh không thành công (do các nhà đầu tư trả cùng mức giá bằng nhau) hoặc trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản thì thực hiện bán cổ phần theo thỏa thuận trực tiếp với nhà đầu tư.

Theo đó, với các công ty mẹ-tập đoàn kinh tế, cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bán thỏa thuận trực tiếp cho nhà đầu tư.

Với các doanh nghiệp còn lại, khi quyết định bán thỏa thuận trực tiếp cho các nhà đầu tư, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình và  phải tuân thủ nguyên tắc: Người có thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn không được quyết định chuyển nhượng cho doanh nghiệp trong đó có vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi, anh, chị, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu là người quản lý doanh nghiệp này và không được quyết định chuyển nhượng cho các cá nhân là người có quan hệ như trên.

Với trường hợp chào bán cạnh tranh không thành công (do các nhà đầu tư trả cùng mức giá bằng nhau) thì số cổ phần của một lô được chia đều để bán cho các nhà đầu tư.

Vướng mắc nào nếu không bán theo lô?

Việc bán cổ phần theo lô thực hiện với DN đã cổ phần hóa mà Nhà nước không còn cần nắm giữ cổ phần chi phối hoặc không cần nắm cổ phần. Như vậy, việc này khác hoàn toàn với việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược - được thực hiện trong quá trình doanh nghiệp bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vốn đã có quy định cụ thể.

Trên thực tế, việc bán cổ phần vốn Nhà nước tại DN theo lô là cơ chế riêng mà Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thực hiện trong nhiều năm qua. Theo Tổng Giám đốc SCIC Lại Văn Đạo, từ thực tiễn, có 2 trường hợp vướng mắc xảy ra nếu không thoái vốn theo lô.

Một là khi Nhà nước bán đấu giá 51% cổ phần Nhà nước (tại công ty mà Nhà nước nắm quyền chi phối) thì có vài ba nhà đầu tư trúng, nhưng tổng số bán chỉ được 30% chẳng hạn (tức là không bán hết được 51%). Thành ra Nhà nước đang từ chỗ chi phối hoạt động của DN thành người không chi phối (còn 21% cổ phần). Sau này, việc bán lại số cổ phần trên sẽ rất khó thực hiện bởi người mua mới chỉ muốn mua được cổ phần nhiều hơn nhằm giữ quyền chi phối DN.

Hai là một nhà đầu tư sở hữu 1 tỷ lệ nhất định cổ phần ở DN, khoảng 31%. Khi Nhà nước bán cả lô 51% thì nhà đầu tư đó chỉ cần mua thêm 20% (trong số 51%) nữa thôi là dừng lại để nắm giữ 51% cổ phần tại DN. Lúc này, Nhà nước còn hơn 30% cổ phần thì hoàn toàn không có tác dụng tích cực trong trường hợp đẩy nhanh thoái vốn.

Việc trao cơ chế thoái vốn theo lô cho các Bộ, địa phương sẽ giúp tránh được các vướng mắc nói trên, đẩy nhanh việc thoái vốn, cổ phần hóa tại các doanh nghiệp nhà nước.

Thành Đạt

Top