• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Thương hiệu gạo quốc gia và mâu thuẫn chính sách

17/08/2016 9:40 AM

(Chinhphu.vn) - Câu chuyện về thương hiệu gạo quốc gia lại nóng lên tại cuộc họp giữa Bộ NNPTNT với các bên liên quan để bàn vấn đề xây dựng thương hiệu nông sản quốc gia.

Bốc xếp gạo xuất khẩu tại cảng Sài Gòn. Ảnh: TTXVN
Trong nhiều năm qua, nhiều sản phẩm nông sản xuất khẩu hàng đầu của Việt Như như hồ tiêu, hạt điều, cà phê, gạo chủ yếu là xuất thô theo kiểu đóng bao xuất khẩu. Để tận dụng những lợi thế khi Việt Nam ký các hiệp định thương mại tự do, Bộ NN&PTNT xem việc xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam là ưu tiên vào lúc này, mà đầu tiên là thương hiệu cho hạt gạo.

Tại cuộc họp ngày 15/8 tại TPHCM, việc xây dựng thương hiệu quốc tế cho hạt gạo, theo lãnh đạo của Bộ NNPTNT, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đảm trách là tốt nhất, vì hơn ai hết, trong quá trình xuất khẩu gạo, VFA và các doanh nghiệp thành viên biết được những ưu và nhược điểm của hạt gạo Việt Nam trên thị trường nên sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra các ý tưởng. Mà việc đầu tiên, theo ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT là sớm có được logo-thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam.

Theo ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch VFA, hiện tại hiệp hội đang có hai hướng tiếp cận khác nhau. Luồng ý kiến thứ nhất là muốn xây dựng thương hiệu gạo của doanh nghiệp rồi tiến đến xây dựng thương hiệu gạo quốc gia; một số ý kiến khác lại cho rằng, phải có thương hiệu quốc gia rồi mới đến thương hiệu doanh nghiệp. "Vì thế, VFA cần thêm ý kiến của các doanh nghiệp về vấn đề này", ông Năng được TBKTSG dẫn lời.

Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời, An Giang cho rằng việc có một logo-thương hiệu gạo quốc gia không khó, mà cái khó là phải có những sản phẩm gạo thơm, ngon, có chất lượng để gắn liền với thương hiệu đó, tức là phải có giống lúa chủ lực để gắn với thương hiệu gạo quốc gia. Còn không, có logo-thương hiệu mà vẫn sản xuất gạo cấp thấp sẽ cho phản ứng tiêu cực hơn là tích cực.

Được biết, thương hiệu nông sản đã được nói đến trong nhiều năm qua, nhưng cho đến gần đây, là Bộ NN&PTNT mới đề cập đến và chính thức đặt vấn đề tại những cuộc họp của các bộ ngành liên quan và cử ra một Thứ trưởng để phụ trách vấn đề này.

Riêng với hạt gạo, năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2030, gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới về chất lượng, an toàn thực phẩm.

Gặp khó từ chính cơ chế

Theo Bộ NNPTNT, Bộ đang tích cực chỉ đạo triển khai Đề án nói trên. Bộ cũng đã chỉ đạo nghiên cứu tuyển chọn giống lúa để sản xuất ra gạo thương phẩm có giá trị cao, đạt được 600 – 800 USD/tấn trở lên; xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm liên quan đến lúa gạo.

Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu gạo vẫn gặp không ít khó khăn. Theo bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, mặc dù sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tốt, nhưng Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) vẫn chưa xây dựng được các thương hiệu gạo mạnh do đơn vị này dàn trải quá nhiều sản phẩm, bao bì mẫu mã và tên gọi của các sản phẩm cũng khá giống nhau nên không để lại nhiều ấn tượng cho người tiêu dùng.

Theo TS Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), một số doanh nghiệp đã bước đầu xây dựng thương hiệu gạo cho riêng mình nhưng vẫn còn nhiều khó khăn về thị trường như Gạo Ngọc Đồng (của doanh nghiệp Gentraco), Hương Lúa (ITA Rice), Tứ Quý (ADC), gạo hữu cơ Hoa Sữa (Công ty Viễn Phú), gạo Bảy Núi (Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang), thương hiệu gạo thơm ST ở Sóc Trăng, gạo Nàng Thơm Chợ Đào, Tám Xoan Hải Hậu…

“Trên thế giới có nhiều thương hiệu gạo đã thành danh như Jasmines, Khaodakmali (của Thái Lan), hay Basmati của Ấn Độ và Pakistan… và khi nói đến một thương hiệu gạo nào đó thì người tiêu dùng nghĩ ngay đến nước sản xuất như Thái Lan, Ấn Độ,…”, ông Trung chia sẻ.

Trong khi đó, theo các doanh nghiệp, quá trình xây dựng thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam trên thực tế có những mâu thuẫn do chính sách, mà cụ thể là nút thắt từ Nghị định 109/2010/NĐ-CP, quy định điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

Cụ thể, doanh nghiệp phải có giấy phép xuất khẩu gạo, trong đó yêu cầu phải có kho chứa và hệ thống xay xát đủ tiêu chuẩn với vốn đầu tư rất lớn. Khi có hợp đồng, doanh nghiệp phải đăng ký với VFA và chỉ khi có sự chấp thuận của đơn vị này, doanh nghiệp mới xuất khẩu được dù hai phía đã thỏa thuận xong.

Theo các doanh nghiệp, quy định như vậy sẽ chặn đường các doanh nghiệp nhỏ tham gia thị trường, khiến thị trường trở nên kém cạnh tranh và do đó, Việt Nam sẽ khó có thể có những doanh nghiệp và thương hiệu gạo tầm cỡ quốc tế, có đủ khả năng “thi đấu” với các doanh nghiệp nước ngoài.

Thanh Hằng
Top