• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Tiền sử dụng đất và đề xuất thuế tài sản

18/04/2018 8:59 AM

(Chinhphu.vn) - HoREA đề xuất việc xây dựng dự án Luật Thuế tài sản cần đi đôi với việc sửa đổi chính sách và cơ chế tính "tiền sử dụng đất".

HoREA đề nghị nên áp dụng thuế suất 0% đối với nhà ở có giá trị từ 1 tỉ đồng trở xuống để hỗ trợ thiết thực cho những người có thu nhập trung bình thấp và người có thu nhập thấp trong xã hội. Ảnh minh họa

Ngay sau khi Bộ Tài chính đề xuất ban hành Luật Thuế tài sản, trong đó có nội dung thu hút sự chú ý của người dân trong những ngày gần đây là áp dụng mức thuế suất thuế tài sản chung là 0,3% hoặc 0,4% (tương ứng với ngưỡng chịu thuế đối với đất ở, đất xây dựng nhà chung cư, nhà ở có giá trị trên 700 triệu đồng hoặc 1 tỉ đồng), Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) vừa có văn bản gửi các cơ quan.

Trong văn bản này, HoREA thừa nhận sự cần thiết xây dựng Luật Thuế tài sản, tuy nhiên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch hiệp hội, lưu ý rằng tại các nước mà đất đai thuộc sở hữu tư nhân, không có khoản thu ngân sách "tiền sử dụng đất" như ở Việt Nam. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản về chính sách. Cụ thể, "tiền sử dụng đất" đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành nhà ở, như chiếm khoảng trên dưới 10% trong giá thành căn hộ chung cư; chiếm khoảng trên dưới 30% trong giá thành nhà phố; chiếm khoảng trên dưới 50% trong giá thành biệt thự.

Do vậy, HoREA đề xuất: “Việc xây dựng dự án Luật Thuế tài sản cần đi đôi với việc sửa đổi chính sách và cơ chế tính "tiền sử dụng đất", theo hướng quy định "tiền sử dụng đất" là một sắc thuế đánh trên hoạt động "chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp thành đất ở", với thuế suất khoảng 10-15% (hoặc...%), tính trên bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành, được điều chỉnh hàng năm phù hợp với giá thị trường, để đảm bảo tính minh bạch, loại trừ cơ chế "xin-cho", để giảm mức thu "tiền sử dụng đất" rất nặng hiện nay về mức hợp lý hơn. Trên cơ sở đó, sẽ bổ sung thuế tài sản đất ở, nhà ở, để tạo nguồn thu ổn định, bền vững cho ngân sách”.

Cũng theo tổ chức này, Luật Thuế tài sản nếu được ban hành tại thời điểm hiện nay sẽ có tác động rất lớn đối với thị trường bất động sản và người tiêu dùng. “Nhiều vấn đề đáng quan ngại như: Sẽ xảy ra tình trạng "thuế chồng thuế", do người tiêu dùng (người mua nhà) vừa phải nộp tiền sử dụng đất rất lớn, vừa phải nộp thuế tài sản; sẽ tác động đến mặt bằng giá cả nói chung mà trực tiếp là giá cả trên thị trường bất động sản; sẽ tác động làm giảm phần nào hoạt động đầu tư, kinh doanh của các nhà đầu tư thứ cấp dẫn tới khả năng sụt giảm giao dịch trên thị trường bất động sản”, ông Châu nhận định.

Về giá tính thuế và thuế suất theo dự án Luật Thuế tài sản của Bộ Tài chính, HoREA đề nghị áp dụng thuế suất 0% đối với nhà ở có giá trị từ 1 tỉ đồng trở xuống để hỗ trợ thiết thực cho những người có thu nhập trung bình thấp và người có thu nhập thấp trong xã hội.

“Hiệp hội nhận thấy dự án Luật Thuế tài sản của Bộ Tài chính chỉ đề xuất áp dụng thuế suất 0% đối với nhà ở có giá trị từ 700 triệu đồng trở xuống thì chưa thật thỏa đáng”, ông Châu nói. Bên cạnh đó, HoREA đề xuất áp dụng mức thuế suất 0,4% đối với đất ở, đất xây dựng nhà chung cư, nhà ở có giá trị trên 1 tỉ đồng.

Về miễn hoặc giảm thuế theo dự án Luật Thuế tài sản, HoREA kiến nghị miễn hoặc giảm tối thiểu 50% số thuế nhà đất phải nộp đối với các vườn ươm khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp theo quyết định của UBND cấp tỉnh để khuyến khích khởi nghiệp, lập nghiệp và đổi mới sáng tạo. Đồng thời, tổ chức này kiến nghị Bộ Tài chính xem xét, ban hành Luật Thuế tài sản sau thời điểm năm 2020 với lý do như vậy “thì phù hợp hơn”.

Các nước thu thuế thế nào?

Liên quan đến câu chuyện đánh thuế tài sản, theo thống kê của trang Aseanbriefing.com, ở châu Á, trong giai đoạn 2005-2013, tỷ lệ thu thuế tài sản so với GDP ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển là khoảng 2%.

Hiện có 174/193 nền kinh tế trên thế giới thực hiện thu thuế tài sản (thuế thu hàng năm, trong quá trình sử dụng tài sản). Việc đánh thuế tài sản ở mỗi nền kinh tế hoàn toàn giống nhau. Đặc biệt, ở nhiều nơi có sự phân biệt về giá trị tài sản, mục đích sử dụng đất ở cũng như hạn chế tình trạng đầu cơ nhà đất bằng cách đánh thuế cao ở nhà thứ hai trở đi, nhà bỏ trống.

Chỉ riêng tại Đông Nam Á, Philippines quy định các loại nhà chịu thuế gồm nhà ở, nhà kinh doanh, đất ở, đất xây dựng công trình và tính thuế 2% ở thủ đô Manila, 1% ở tỉnh khác. Đầu năm 2018, đảo quốc Indonesia được Bloomberg đánh giá là một trong những quốc gia đang bùng nổ về bất động sản. Hàng loạt các nhà đầu tư đã ồ ạt mua đất để xây dựng các khu nhà liền kề bán cho người dân bởi lợi nhuận lớn và mức thuế chỉ 0,3% giá trị của công trình. Ngoài ra, các khu đất có cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp, khai khoáng, khí đốt và năng lượng sẽ được ưu tiên giảm thuế.

Từ 1-2015, Singapore áp thuế bất động sản 0% cho các công trình nhà ở có giá trị dưới 8.000 đô la Mỹ (khoảng hơn 180 triệu đồng), với mức giá này, bất động sản chủ yếu là loại căn hộ có một và hai phòng. Đối với các bất động sản có giá trị vượt ngưỡng nói trên, mức thuế tài sản dao động từ 4% đến 16% giá trị nhà, đất (ví dụ, nhà thương mại, nhà công nghiệp có giá trị hơn 130.000 đô la sẽ chịu thuế 16%); nhà bỏ trống chịu thuế từ 10% đến 20%.

Tại Brunei, quốc gia giàu có của Đông Nam Á, thuế bất động sản được áp dụng cho tất cả bất động sản trong nước, với giá trị tài sản tính thuế (tích lũy) vượt quá 2 triệu đô la Brunei (vào khoảng 1,4 triệu đô la Mỹ, tương đương 31,8 tỉ đồng). Cũng theo Aseanbriefing.com, mức thuế hiện tại được xác định ở mức 3%.

Thuận An
Theo TBKTSG
* Tiêu đề do tòa soạn đặt

Top