• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Tỉnh "bét bảng" về TTHC tìm cách cải thiện

12/11/2014 5:00 PM

(Chinhphu.vn) - UBND tỉnh Quảng Ngãi coi đây là giải pháp quan trọng và cần thực hiện trong thời gian tới để nâng cao năng lực phục vụ mọi người một cách tốt nhất.

Hội thảo “Nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức.

Ngày 12/11, tại tỉnh Quảng Ngãi đã diễn ra Hội thảo “Nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức.

Hội thảo nhằm tìm ra giải pháp giúp Quảng Ngãi hoạch định các chương trình, kế hoạch cụ thể để chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện, đưa hệ thống chính quyền gần với người dân hơn, phục vụ mọi người một cách tốt nhất.

TS. Bùi Phương Đình, Viện trưởng Viện Lãnh đạo học và Chính sách công cho rằng: Để nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công, Quảng Ngãi cần tìm hiểu, đi sâu sát cơ sở để rút ra những bài học, tìm ra những điểm yếu cụ thể, từ đó mới có kế hoạch, giải pháp cụ thể đối với từng địa phương.

Quảng Ngãi là một trong các địa phương có chỉ số thấp ở 3 nội dung gồm: Công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân và thủ tục hành chính công. Theo TS Đình, tỉnh cần thực hiện tốt hơn nữa việc cải cách hành chính, cải cách phải mang tính hệ thống và thực hiện đồng bộ, sâu sát với người dân; chú trọng việc bố trí con người, nhân sự, đặc biệt trong bộ phận một cửa vì đây là nơi giao tiếp, cầu nối giữa người dân và hệ thống chính quyền.

Ông Lê Viết Chữ, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết Quảng Ngãi là một trong các địa phương đi đầu cả nước ban hành văn bản chỉ đạo, nhằm tăng cường các giải pháp nâng cao chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI).

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Quảng Ngãi lại là một trong các tỉnh có chỉ số PAPI trung bình thấp trong cả nước; đặc biệt nội dung thủ tục hành chính công đứng thứ 63/63 các tỉnh, thành. 

Vì vậy, thời gian tới, tỉnh tập trung từng bước cải thiện chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công, tạo điều kiện giúp người dân có thể tương tác qua lại với chính quyền, giúp họ hiểu được quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình trong sự phát triển chung của tỉnh.

Hội thảo cũng đã bàn một số giải pháp giúp Quảng Ngãi cải thiện chỉ số PAPI, như: Tỉnh cần chấn chỉnh thái độ cũng như tinh thần làm việc trong đội ngũ viên chức, công chức Nhà nước; cải thiện “kỹ năng mềm” trong tương tác với người dân; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ để họ thành thạo về quy trình thủ tục, về cách chia sẻ thông tin về quy trình thủ tục một cách dễ hiểu, rõ ràng; đầu tư vào công nghệ thông tin để người dân có thể tiếp cận những chính sách, quyền lợi của họ một cách rõ ràng, công khai, minh bạch.

Xây dựng quy chế rõ ràng trong hành vi, thái độ ứng xử với người dân; xây dựng cơ chế “phản biện xã hội” để người dân có thể phản ánh về trải nghiệm và mong đợi của mình đối với dịch vụ của chính quyền các cấp.

Lưu Hương

Top