- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Tổ công tác của Thủ tướng ‘truy’ trách nhiệm nợ đọng văn bản
(Chinhphu.vn) - Chiều ngày 22/7, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ chủ trì buổi làm việc với 8 Bộ về tình hình xây dựng, ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, pháp lệnh, tình hình xây dựng, trình các đề án trong chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 7 tháng đầu năm.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại buổi làm việc. - Ảnh: VGP/Quang Thương |
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã xác định xây dựng, hoàn thiện thể chế là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu với quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, phục vụ, là dư địa để thúc đẩy tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành cần tăng cường rà soát, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện pháp luật chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý, kịp thời phát hiện chồng chéo, bất cập, các khó khăn, vướng mắc để đề xuất điều chỉnh, xử lý, tháo gỡ theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 81/NQ-CP.
Về tinh thần xây dựng văn bản, phải rà soát sự chồng chéo, bất cập của các quy định để tiến hành sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi theo tinh thần một luật sửa nhiều luật, một nghị định sửa nhiều nghị định, một thông tư sửa nhiều thông tư, ban hành văn bản mới phải bãi bỏ ít nhất một văn bản cũ.
“Thời gian qua, các Bộ, các Bộ trưởng rất quan tâm công tác xây dựng thể chế, nhất là văn bản hướng dẫn luật, pháp lệnh, Bộ Tư pháp đã rất tích cực trong thẩm định văn bản, nhưng vẫn còn những rào cản”, Tổ trưởng Tổ công tác cho biết.
Trước tình hình này, trên cơ sở báo cáo của Tổ công tác, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 228 ngày 13/2/2020 yêu cầu các Bộ, cơ quan phải trình văn bản quy định chi tiết có hiệu lực từ 1/1/2020 trước ngày 15/3; trình văn bản quy định chi tiết có hiệu lực từ 1/7/2020 trước 15/4. Tại Nghị quyết số 28 ngày 10/3, Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, cơ quan có văn bản nợ đọng thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại văn bản 228.
Cho đến nay, các Bộ, cơ quan còn nợ đọng 26/54 văn bản, chiếm 48,1%, tăng 8 văn bản so với cùng kỳ năm 2019. Trong số này, Bộ Nội vụ có 7 văn bản, Bộ Tài chính có 6 văn bản, Bộ Công an có 5 văn bản, Bộ Giáo dục và Đào tạo có 3 văn bản, các Bộ: Công Thương, Thanh tra, Tư pháp, VHTT&DL, Quốc phòng, mỗi Bộ có 1 văn bản.
Ngoài ra, có 49 văn bản hướng dẫn luật, pháp lệnh có hiệu lực từ 1/1/2021. Như vậy, từ nay đến cuối năm, các bộ, cơ quan phải trình Chính phủ, Thủ tướng ban hành 75 văn bản, khối lượng rất lớn, đòi hỏi phải rất quyết liệt và khẩn trương.
Tại cuộc họp, đại diện các Bộ đã giải trình về tiến độ xây dựng văn bản, các khó khăn, vướng mắc, nêu rõ giải pháp khắc phục và cam kết thời gian hoàn thành. Ngoài các nguyên nhân khách quan như ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều nguyên nhân chủ quan cũng được các Bộ nêu ra. Đặc biệt, Bộ trưởng, Chủ nhiệm đề nghị nếu có chậm trễ, vướng mắc tại VPCP, đại diện các Bộ cũng cần thẳng thắn chỉ rõ, các vụ chuyên ngành của VPCP cũng phải giải trình rõ về quá trình xử lý, trách nhiệm cụ thể của các cán bộ.
Ảnh: VGP/Quang Thương |
Theo đại diện Bộ Nội vụ, phần lớn các văn bản nợ đọng của Bộ liên quan tới việc hướng dẫn các luật mới về cán bộ, công chức, viên chức như tuyển dụng, sử dụng, quản lý, phân loại, đánh giá, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập…, có những vấn đề mới và khó như kỷ luật cán bộ đã nghỉ hưu. Tuy nhiên, nhiều văn bản nợ đọng do lỗi chủ quan từ phía Bộ trong việc trình chậm so với yêu cầu.
Với Bộ Tài chính, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng lưu ý cần sớm trình các văn bản liên quan tới cải cách kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu để sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh.
Kết luận buổi làm việc, Tổ trưởng Tổ công tác đánh giá cao nội dung giải trình của các Bộ đã làm rõ nhiều vấn đề và nhấn mạnh, xây dựng văn bản chi tiết là việc khó, vất vả, đề nghị các Bộ quan tâm, tạo điều kiện cho các Vụ Pháp chế thực hiện nhiệm vụ. Sau buổi kiểm tra, các đơn vị có báo cáo cụ thể các Bộ trưởng và giữ cam kết thời hạn hoàn thành.
VPCP và Bộ chủ trì sẽ cùng các cơ quan liên quan ngồi lại, thống nhất về các vấn đề còn ý kiến khác nhau, tìm kiếm sự đồng thuận, bởi với nhiều vấn đề phức tạp thì “văn bản qua lại” không xử lý được, phải ngồi trực tiếp để thảo luận, thống nhất.
Một vấn đề được Tổ công tác lưu ý là tình trạng một luật, pháp lệnh nhưng ban hành quá nhiều văn bản hướng dẫn, các văn bản lại do các vụ, cục, đơn vị khác nhau chủ trì xây dựng. Đây cũng là một lý do khiến việc ban hành các văn bản hướng dẫn kéo dài thời gian, nội dung chồng chéo, gây vướng mắc.
Các nội dung tại buổi kiểm tra sẽ được Tổ công tác tổng hợp, báo cáo đầy đủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ sắp tới.
Hà Chính
các tin mới nhận
Livestream bán hàng: Khai, nộp thuế như thế nào?
Chế độ báo cáo định kỳ về cụm công nghiệp áp dụng từ 1/10/2024
Đề xuất 11 hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công
Đề xuất thay đổi cách xác định tuổi của tàu biển
Ngân hàng thương mại phải xây dựng lộ trình tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần
Tin đọc nhiều