- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Tới Việt Nam vì nhiều lợi thế...
(Chinhphu.vn) – Các nhà máy của Fuji Xerox tại Trung Quốc sẽ nghiêng về phục vụ chính thị trường này, còn sản phẩm từ nhà máy của hãng tại Việt Nam sẽ dành cho thị trường toàn cầu.
![]() |
Ông Tadahito Yamamoto. Ảnh: VnExpress |
Báo điện tử VNExpress dẫn lời ông Tadahito Yamamoto cho biết châu Á - Thái Bình Dương được đánh giá là khu vực kinh tế phát triển năng động trên thế giới, đặc biệt khi cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập vào cuối năm nay.
Tập đoàn đặt mục tiêu tăng tỷ lệ doanh thu ngoài Nhật Bản từ 50% hiện nay lên 60% trong kế hoạch kinh doanh 2015-2016. Do đó, Fuji Xerox quyết định đưa nhà máy tại Hải Phòng trở thành trung tâm mạnh nhất, sản xuất cho thị trường toàn thế giới, là cầu nối gắn kết thị trường các nước trong khu vực.
Lý giải về việc chuyển trọng tâm sản xuất sang Việt Nam, ông Tadahito cho biết tuy "rất tôn trọng" thị trường Trung Quốc, nhưng những nhà máy của Tập đoàn tại Trung Quốc đã đạt công suất tối đa và bão hòa. Hơn nữa, những ưu đãi mà Trung Quốc dành cho nhà đầu tư như Fuji Xerox đã đến thời điểm kết thúc cộng thêm xu hướng tăng nhanh của lương công nhân và chi phí hoạt động tại đây cũng là những lý do cho sự chuyển dịch này.
"Chúng tôi vẫn cần thị trường Trung Quốc, nhà máy tại đó. Nhưng các nhà máy này sẽ nghiêng về phục vụ thị trường nội địa, còn Việt Nam dành cho cho thị trường ASEAN và thế giới", ông Tadahito Yamamoto nói.
Việt Nam có 2 lợi thế cạnh tranh rất lớn khi đặt lên "bàn cân" so sánh với Trung Quốc, đó là ưu đãi của Chính phủ để thu hút các nhà đầu tư quốc tế trong lĩnh vực công nghệ cao và lợi thế về chi phí hoạt động.
Việc nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu trên thế giới chuyển cơ sở và công cụ sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam được Hãng thông tin và phát thanh Sputnik của Nga đánh giá là "một thực tế trở nên khá thường xuyên".
Trước đó, vào ngày 27/2, Thời báo Seattle dẫn lời người phát ngôn Tập đoàn Microsoft cho biết sẽ đóng cửa hai nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Bắc Kinh và Quảng Đông (Trung Quốc). Ông Stephen Elop, người đứng đầu bộ phận kinh doanh thiết bị và dịch vụ của Microsoft vào tháng 7 đã nhấn mạnh khâu chính trong quy trình sản xuất điện thoại của Tập đoàn này sẽ tập trung tại Hà Nội.
Samsung - "người khổng lồ" trong lĩnh vực sản xuất hàng điện tử công nghệ cao cũng đang hoạt động rất hiệu quả tại Việt Nam với 2 nhà máy ở Bắc Ninh và Thái Nguyên đã đi vào sản xuất, xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghệ cao đến nhiều nước trên thế giới. Việt Nam đã trở thành "cứ điểm" sản xuất lớn nhất trên toàn cầu của Samsung, dự kiến chiếm hơn 50% sản lượng của Tập đoàn này.
Theo Chủ tịch Fuji Xerox, Việt Nam nằm trong khu vực ASEAN, một thị trường khổng lồ và đang tăng trưởng nhanh chóng. Cơ sở hạ tầng tại Hải Phòng cũng đáp ứng yêu cầu của Tập đoàn với các khu công nghiệp, sân bay, cảng biển, nhân lực...
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters ngày 17/3, Giám đốc Marketing của LG Electronics (Thái Lan) Nipon Wongsaengarunsri cho biết LG sẽ chuyển cơ sở sản xuất từ Thái Lan sang Việt Nam để mở rộng thêm quy mô.
Nhà sản xuất tivi lớn thứ 2 trên thế giới sau Samsung này muốn mở rộng cơ sở sản xuất trong khu vực Đông Nam Á với một hệ thống máy móc mới và quy mô tương tự ở Hàn Quốc. Lý do để LG chuyển hướng sang Việt Nam chính là nhằm đảm bảo chất lượng và vấn đề logistics.
LG hiện sản xuất khoảng 600.000 chiếc ti vi/năm tại Thái Lan, trị giá 8 tỷ Baht (tương đương 243 triệu USD). Tuy nhiên, do hầu hết nguyên vật liệu phải nhập từ Trung Quốc rồi chuyển sang lắp ráp tại Thái Lan nên phải mất vài tuần. Trong khi đó, chỉ cần chưa đến 1 tuần để chuyển hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Ông Nipon Wongsaengarunsri cho biết sự chuyển dịch này sẽ bắt đầu từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5.
Một phát ngôn viên của LG Electronics ở Seoul cho biết, cơ sở sản xuất tivi của LG ở Thái Lan có quy mô nhỏ. Do đó, sự thay đổi này sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty, nhất là khi Công ty đã hợp nhất hai nhà máy ở Việt Nam thành một.
các tin mới nhận

Nhiều kết quả tích cực trong công tác thu thuế hoạt động thương mại điện tử

Nền kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng

Vietcombank tiếp tục dẫn đầu ngành ngân hàng về sức khỏe thương hiệu

TOP 10 tỉnh, thành dẫn đầu về năng lực thực thi FTA
Tin đọc nhiều