- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Tranh cãi “phố đồng phục”: Vẻ đẹp gò ép?
(Chinhphu.vn) – Đang có những ý kiến trái chiều những tấm biển quảng cáo trên tuyến phố kiểu mẫu Lê Trọng Tấn, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
![]() |
Biển quảng cáo trên phố Lê Trọng Tấn-Ảnh VGP/Nhật Bắc |
Đường Lê Trọng Tấn được quy hoạch mở rộng theo hướng thí điểm là tuyến đường kiểu mẫu đầu tiên ở Hà Nội. Trong đó, các biển quảng cáo mặt phố được quy hoạch đồng bộ, thống nhất từ màu sắc, chiều cao đến tương đồng kích cỡ.
Tất cả các biển quảng cáo được sơn với 2 màu xanh dương và đỏ tươi, chiều cao trung bình so với mặt đất được cố định khoảng 3,2m - 3,3m, chiều cao bảng biển là 1,1m. Kinh phí lắp đặt biển quảng cáo theo kiểu mới được thành phố Hà Nội tài trợ.
Người dân cho biết những biển quảng cáo này do quận Thanh Xuân cử người đến treo cho từng nhà. Những biển quảng cáo khác màu, khác chữ, khác kích thước, đều bị cấm treo trên tuyến phố này.
Bên cạnh ý kiến cho rằng tuyến đường mới lịch sự, văn minh hơn do được quy hoạch đồng bộ, rất nhiều người cho rằng việc gò ép quá kỹ về các tiêu chí màu sắc, hình ảnh, cách trang trí gây nhàm chán và đang làm khó cả người tiêu dùng cũng như các cơ sở kinh doanh. Thậm chí, có ý kiến nói cách làm quy hoạch ở đường Lê Trọng Tấn đang “giết chết” sự sáng tạo.
Báo chí dẫn lời giám đốc martketing của một doanh nghiệp cho rằng, bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp quan trọng nhất là logo và màu sắc chủ đạo. Doanh nghiệp phải nghiên cứu rất kỹ lưỡng trước khi cho lựa chọn. Không ít thương hiệu bỏ ra cả tỷ đồng để làm nhận diện thương hiệu. Việc áp dụng chung một mẫu như vậy sẽ mất đi tính chuyên nghiệp, ấn tượng của của các thương hiệu.
Nhiều ý kiến lo ngại các chủ thể kinh doanh sẽ phần nào bị ảnh hưởng bởi không được tự làm quảng cáo theo đúng tiêu chí riêng của doanh nghiệp. Cơ quan chức năng chỉ nên quy định kích cỡ của biển quảng cáo. Không thể bắt buộc về mầu sắc và phông chữ cũng như các yêu cầu khác vì mang tính áp đặt và ảnh hưởng tới bộ nhận diện thương hiệu.
Tuy nhiên, cũng có chuyên gia cho rằng dưới góc độ quy hoạch và quản lý đô thị, quy chế hoặc quy định về biển hiệu trong đô thị là rất cần thiết để xây dựng và chỉnh trang hình ảnh đô thị. Nếu quy định hoặc quy chế quản lý được nghiên cứu kỹ, các biển hiệu này vẫn có khả năng sáng tạo cao mà vẫn tuân thủ các hình thức theo yêu cầu quản lý đô thị.
“Tôi ủng hộ việc chỉnh trang lại bộ mặt đô thị thông qua kiểm soát và quy định chặt chẽ về kiểu dáng nhà cửa, các hoạt động quảng cáo nhưng tôi không ủng hộ cách thức khô khan, lạc hậu, thiếu thẩm mỹ và triệt tiêu sáng tạo, triệt tiêu hình ảnh thương hiệu như cách làm ở đường Lê Trọng Tấn” – một ý kiến trên báo chí.
Ngược lại, ông Nguyễn Đức Hùng, một chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn thương hiệu, cho biết, biển quảng cáo tại nhiều khu phố trên thế giới rất lộn xộn. Tuy nhiên, đây lại là cách gây nên ấn tượng, hấp dẫn khách du lịch, điển hình như Hong Kong, phố mua sắm nổi tiếng nhất của London là Oxford hay quảng trường Times Square.
Trong khi đó, trả lời phỏng vấn báo chí, ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, đối với biển quảng cáo trên đường, vỉa hè, Sở GTVT quản lý về kích cỡ. Các biển quảng cáo đều phải tuân theo một kích cỡ nhất định. Còn về nội dung trên biển quảng cáo là do Sở Văn hóa - Thể thao quản lý và màu sắc thì tùy doanh nghiệp lựa chọn, thành phố không quy định người dân hay doanh nghiệp buộc phải lựa chọn màu gì trên biển quảng cáo.
“Các biển quảng cáo gắn vào nhà dân thuộc quản lý của chính quyền địa phương, cụ thể ở đây là UBND quận Thanh Xuân” – ông Nguyễn Xuân Tân nói.
Bà Lê Mai Trang, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân cho biết, về màu sắc trên biển quảng cáo dọc tuyến đường Lê Trọng Tấn, UBND quận Thanh Xuân đã giao UBND phường Khương Mai hỏi ý kiến người dân thông qua tổ dân phố.
“Thành phố chỉ quy định về kích thước, chúng tôi không hề áp đặt màu sắc trên biển quảng cáo. Chỉ có biển quảng cáo quá xấu hoặc cũ nát thì quận mới đề nghị dỡ xuống làm lại biển mới cho đẹp cả tuyến phố. Quận có đưa ra 2 màu sắc (xanh – đỏ) và làm công tác tuyên truyền, vận động để người dân lựa chọn. Người dân đồng tình lựa chọn thì quận mới làm. Thực tế trên tuyến, có đoạn toàn màu đỏ, có đoạn nhiều màu xanh và có đoạn xanh – đỏ sát nhau là do người dân tự chọn” – bà Lê Mai Trang nói.
Trả lời câu hỏi “quận chỉ đưa ra 2 màu (xanh – đỏ) để lấy ý kiến trong khi nhận diện thương hiệu của một số doanh nghiệp lại có màu sắc khác, vậy khi người dân có ý kiến thì quận có điều chỉnh không?”, bà Lê Mai Trang cho biết: “Chúng tôi cũng đã nhận được thông tin như vậy. Nếu thương hiệu của doanh nghiệp có đặc trưng nhận diện về màu sắc như thế thì quận cũng phải xem xét để cân nhắc, tính toán cho phù hợp”.
Thanh Hằng
(tổng hợp)
các tin mới nhận

Phải cơ cấu lại nền kinh tế bằng những giải pháp đồng bộ, hiệu quả

Thời cơ cho gạo Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản

Triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2025 từ ngày 14/6-14/7

CSI 2025: DN bền vững – Lực đẩy cho kinh tế tư nhân Việt Nam
Tin đọc nhiều