• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Truy vấn Bộ trưởng về Thông tư bị hàng chục DN phản đối

16/11/2015 3:44 PM

(Chinhphu.vn) – Là người đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội lần này, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhận được chất vấn từ đại biểu Nguyễn Văn Tuyết về Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết đặt câu hỏi với Bộ trưởng Cao Đức Phát

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 16/11, đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu) đưa ra bản kiến nghị có con dấu chữ ký của 40 doanh nghiệp kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật phản đối Thông tư này, với lý do Thông tư hạn chế số nhãn hiệu thuốc, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh.

"Một hoạt chất có thể bào chế được nhiều dạng thành phẩm và liều lượng khác nhau và có những công dụng khác nhau. Hơn nữa, Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật không giới hạn về điều kiện này, do đó quy định giới hạn này chưa thống nhất với tinh thần của luật", đại biểu nói và đề nghị Bộ trưởng Cao Đức Phát cho ý kiến.

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết trước khi Thông tư này ban hành thì cả nước có 4.100 tên thuốc bảo vệ thực vật với 1.700 hoạt chất.

“Số lượng nhiều quá. Bà con nông dân, cán bộ quản lý cũng gặp khó khăn khi chọn lựa. Thực ra có nhiều loại thuốc tên khác nhau nhưng hàm lượng chênh nhau một chút thôi, tên thì toàn tiếng nước ngoài, ngay cả cán bộ chuyên ngành cũng khó nhớ. Để chấn chỉnh, chúng tôi siết lại, trong đó có quy định việc đăng ký tên thuốc. Mỗi một tổ chức cá nhân chỉ đăng ký 1 tên thuốc cho một loại hoạt chất”, Bộ trưởng nói.

“Thoải mái quá thì rối loạn. Cũng có tình trạng, các doanh nghiệp thay đổi chút hoạt chất thì thay đổi tên, thuốc xuống cấp cũng đổi tên. Tất nhiên khi ban hành theo đúng quy định thì chúng tôi lấy ý kiến, tôi cũng nhận được ý kiến như đại biểu đã nêu. Nhưng 40 chưa phải là đa số”, Bộ trưởng cho biết thêm.

Bộ trưởng Cao Đức Phát trả lời chất vấn của đại biểu.

Theo Bộ trưởng, ngay cả các loại thuốc được dùng cũng phải "4 đúng" - đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách, nếu không thì sẽ có nông sản dư lượng thuốc thực vật cao. Khẳng định “sẽ tiếp tục lắng nghe” các ý kiến, Bộ trưởng xin phép Quốc hội được siết chặt quản lý, để đảm bảo lợi ích của người dân, nhất là hàng triệu bà con nông dân. Điều này có liên quan rất lớn đến an toàn vệ sinh thực phẩm

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Văn Tuyết chưa đồng tình câu trả lời của Bộ trưởng. Theo đại biểu, nhiều doanh nghiệp có ý kiến khác với Bộ thì phải xem xét chứ không nên khống chế chỉ vì "nhiều quá thì khó quản lý".

“Thưa Bộ trưởng, 40 doanh nghiệp chưa phải là nhiều thì bao nhiêu là nhiều để Bộ trưởng xem xét?”, đại biểu hỏi.

Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định: “Đúng là chúng tôi làm chuyên môn hiểu rõ mỗi cây trồng sâu bệnh thuốc khác nhau, chính vì thế phải siết lại để nông dân có thuốc tốt và hiệu quả, thả ra quá rộng thì không giúp ích nhiều. Tất nhiên chúng tôi cũng đã tính tới yếu tố cần có sự cạnh tranh. Mỗi doanh nghiệp có một tên thuốc theo một hoạt chất, mà có tới 1.700 hoạt chất, vậy là rất nhiều. Chúng tôi rất nghiêm túc thực hiện theo luật pháp”.

Bộ trưởng Cao Đức Phát "xin phép" báo cáo trực tiếp với đại biểu Tuyết về chi tiết sau.  

Như Diễn đàn Cạnh tranh Quốc gia đã phản ánh, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đã bày tỏ lo ngại ngay cả trước khi Thông tư 21 có hiệu lực hồi tháng 8 vừa qua.

Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (VIPA), quy định "mỗi doanh nghiệp chỉ được đăng ký 01 hàm lượng hoạt chất cho mỗi dạng thành phẩm của thuốc" đồng nghĩa với việc loại bỏ các hàm lượng hoạt chất khác mà các doanh nghiệp đã đăng ký vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.

Như vậy, doanh nghiệp phải mất đi chi phí đầu tư ban đầu để đăng ký, xây dựng thương hiệu… Theo tính toán, thiệt hại cho các doanh nghiệp có thể lên đến hàng nghìn tỷ đồng

Vấn đề đã được VIPA kiến nghị ngay từ khâu soạn thảo Thông tư 21, nhưng chưa thuyết phục được các cơ quan chức năng. Ngày 24/8, Cục Bảo vệ thực vật đã có công văn trả lời VIPA nhưng VIPA cho rằng cách giải thích của Cục là thiếu tính thực tiễn, chưa thuyết phục.

Hà Chính

Top