• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Tự chủ - cơ hội của đại học Việt Nam

01/08/2014 2:02 PM

(Chinhphu.vn) – Tự chủ đại học (ĐH) là một hướng đi mới để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH tại Việt Nam, phù hợp với điều kiện thực tiễn của quá trình đổi mới giáo dục và xu hướng của thế giới.

 

GS Ngô Bảo Châu cho rằng, tự chủ trong ĐH là một cơ hội để giáo dục ĐH trong nước phát triển. Ảnh: VGP/Thanh Thủy

Ngày 31/7, tại TPHCM, Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tổ chức hội thảo: “Đối thoại giáo dục Việt Nam: Thảo luận về cải cách giáo dục đại học”.

Hơn 200 đại biểu là các nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia đã thảo luận sôi nổi về nhiều nội dung nhằm đổi mới giáo dục ĐH. Trong đó, đa số các ý kiến đều cho rằng, tự chủ ĐH là một hướng đi mới để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH tại Việt Nam, phù hợp với điều kiện thực tiễn của quá trình đổi mới giáo dục và xu hướng của thế giới.

Theo GS. Ngô Bảo Châu, hiện nay phần lớn các trường ĐH tại Việt Nam không tự chủ trong việc tuyển dụng, xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy. Đây chính là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo của giáo dục ĐH do không có được đội ngũ giảng viên giỏi, nhiệt huyết.

Sự ràng buộc về chế độ thu nhập cứng nhắc hiện tại là rào cản cho mọi chính sách nhân sự của giáo dục ĐH.

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cũng cho rằng, các trường ĐH là cơ sở giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội nên phải được quyết định sứ mạng, chương trình hoạt động cũng như cách thức, phương pháp để thực hiện hoạt động đó. Đồng thời, phải tự chịu trách nhiệm trước công chúng và luật pháp về mọi quyết định.

Luật Giáo dục năm 2005 đã công nhận quyền tự chủ một phần cho các trường ĐH. Tuy nhiên, Bộ GDĐT vẫn quản lý một số mặt như bổ nhiệm/công nhận hiệu trưởng; quyết định lương giáo viên (trường công); quyết định thành lập, chia tách, sáp nhập hoặc giải thể các trường; mở rộng quy mô đào tạo vẫn phải theo cơ chế xin-duyệt... Đặc biệt, đầu vào của các trường vẫn phụ thuộc vào kì thi do Bộ GDĐT quản lý và chỉ tiêu tuyển sinh vẫn do Bộ duyệt, phân bổ.

Theo PGS. TS Trần Ngọc Anh (giảng viên về chính sách công ĐH Indiana tại Bloomington), Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu, các yêu cầu về một nguồn nhân lực có chất lượng cao đang ngày một gây sức ép cho xã hội. Khi đó, các trường ĐH có vai trò vô cùng quan trọng vì là nơi đào tạo trực tiếp nguồn nhân lực của đất nước. Vì thế, chỉ có tự chủ về mọi mặt mới giúp hệ thống các trường ĐH Việt Nam tháo gỡ được các rào cản cơ chế để phát triển về số lượng và chất lượng.

Tự chủ - cơ hội phát triển

GS Ngô Bảo Châu cho rằng, tự chủ trong ĐH là một cơ hội để giáo dục ĐH trong nước phát triển. Bởi vì nếu được tự chủ, các trường có năng lực sẽ có cơ hội để nâng cao năng lực đào tạo, từ đó ngày càng khẳng định được vị thế tại khu vực và trên thế giới.

Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, tự chủ ĐH là tự chủ về mọi mặt như tổ chức, tài chính, nhân sự, học thuật. Từ chỗ tự chủ về tuyển sinh, phương pháp giảng dạy và nghiên cứu, đội ngũ giảng dạy, tài chính… nên giao toàn quyền quyết định mọi hoạt động của các trường ĐH cho hiệu trưởng.

Cần sửa đổi một số điều theo Luật Giáo dục ĐH và các văn bản pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, phải tạo ra một bước ngoặt để từ đó có những giải pháp mạnh mẽ thúc đẩy quá trình tự chủ ĐH diễn ra nhanh hơn và rộng hơn nữa.

Theo đó, về thể chế, cần bổ sung quy định về trách nhiệm giải trình, phân biệt trường hoạt động vì mục đích lợi nhuận và phi lợi nhuận để có các định hướng trong đào tạo và quản lý. Đồng thời, giao tự chủ về tổ chức nhân sự để giải quyết mối quan hệ giữa hội đồng trường (hội đồng quản trị với tổ chức cá nhân có liên quan) để hội đồng có đủ năng lực và thực quyền quyết định các vấn đề của trường (như quy chế tuyển dụng, đề bạt cán bộ, tuyển sinh).

Bên cạnh đó, nên để các trường ĐH tự xây dựng phương án tuyển sinh, chương trình đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh và chịu trách nhiệm về chất lượng trước thị trường lao động và nhu cầu của xã hội.

Đặc biệt vấn đề tự chủ tài chính cần tiếp tục mở rộng tại một số trường thí điểm để sớm có cách đánh giá và kết luận.

Vì vậy, các trường ĐH cũng như Bộ GDĐT cần tiếp tục nghiên cứu triển khai vấn đề tự chủ trong bối cảnh của Việt Nam, đồng thời bổ sung đổi mới Luật Giáo dục ĐH nhằm giúp các trường ĐH Việt Nam có thể thực thi quyền tự chủ đúng như thực tiễn đã diễn ra tại các trường ĐH khác trên thế giới.

Thanh Thủy

Top