• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Ưu đãi thuế ngành CNTT: Cần các bộ vào cuộc

19/02/2017 7:29 AM

(Chinhphu.vn) - Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam từ tháng 5/2016, nhưng đến nay chính sách này vẫn chưa đi vào cuộc sống.

Ảnh minh họa

Phát biểu tại buổi làm việc mới đây với Khu công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết câu chuyện về thuế cho ngành CNTT đã được nói tới nhiều lần.

“Nếu chúng ta muốn tận dụng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này, cuộc cách mạng chủ yếu dựa vào nền tảng CNTT mà không sử dụng căn bản các loại thuế thì chúng ta vẫn cứ bình bình. Đã có Nghị quyết của Chính phủ về vấn đề này rồi nhưng bây giờ cần các bộ vào cuộc”.

Nghị quyết 41/NQ-CP về chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng CNTT tại Việt Nam được Chính phủ ban hành ngày 26/5/2016, tuy nhiên đến thời điểm này vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống. Theo Nghị quyết này, thu nhập từ các dự án sản xuất nội dung thông tin số, dịch vụ phần mềm …sẽ được áp dụng mức thuế đang áp dụng đối với dự án sản xuất sản phẩm phần mềm theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (10% trong vòng 15 năm đối với doanh nghiệp mới thành lập). Nhân lực công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực CNTT cũng sẽ được giảm 50% thuế thu nhập cá nhân.

Theo báo cáo của Công ty tuyển dụng trực tuyến Vietnam Works, nguồn nhân lực ngành CNTT ở Việt Nam đang thiếu trầm trọng. Dự kiến, đến năm 2020, sẽ thiếu hụt khoảng 500.000 nhân lực, tương đương với gần 80% tổng số nhân lực CNTT mà thị trường cần.

“Việc ban hành chính sách ưu đãi thuế thu nhập cá nhân cho nhân lực CNTT được coi là một trong những giải pháp quan trọng thu hút nhân lực cho ngành CNTT, góp phần khuyến khích sự phát triển của ngành,” ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) cho biết.

Cụ thể với chính sách giảm thuế, thu nhập người lao động cao hơn trước nhưng doanh nghiệp CNTT lại không tốn thêm một đồng chi phí nào. Doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi gián tiếp từ chính sách này, khi có thêm sản phẩm chất lượng, mà giá thành lại không thay đổi, giúp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Kết quả nghiên cứu của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho thấy, Ấn Độ, Trung Quốc, Phillippines – 3 quốc gia đang ghi nhận những bước tiến đáng kể trong ngành CNTT trong những năm gần đây, đều dành nhiều chính sách ưu đãi phát triển CNTT trong đó có chính sách thuế, tập trung vào miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hoàn thuế giá trị gia tăng, miễn thuế nhập khẩu…

Hướng dẫn Nghị quyết 41: Bao giờ sẽ có?

Theo Nghị quyết 41, việc áp dụng Nghi quyết  cần có sự tham gia của 3 bộ liên quan. Theo đó, Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ báo cáo Quốc hội việc sửa đổi, bổ sung các Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập cá nhân để thực hiện các giải pháp trên vào thời điểm thích hợp; đồng thời đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các giải pháp về thuế tại Nghị quyết 41 để tổ chức, cá nhân biết và theo dõi, giám sát việc thực hiện.

Chính phủ phân công Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định thí điểm quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm phần mềm, dịch vụ phần mềm và nội dung thông tin số, hoàn thành trong tháng 8/2016.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp  tục nghiên cứu, xây dựng tiêu chí, điều kiện xác định cụ thể đối với một số hoạt động dịch vụ phần mềm quan trọng để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp khi trình Chính phủ, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung các hoạt động CNTT cần đặc biệt khuyến khích được nêu tại Nghị quyết vào Danh mục hoạt động thuộc lĩnh  vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.

Chính phủ còn giao Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, ngành liên quan xây dựng tiêu chí, điều kiện xác định cụ thể đối với nhân lực công nghệ cao để xem xét hưởng ưu đãi thuế thu nhập cá nhân khi trình Chính phủ, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập cá nhân, đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đảm bảo chính sách ưu đãi đúng đối tượng.

Trong thời gian tới, rất cần các bộ vào cuộc  để sớm ban hành các quy định liên quan, và chính sách ưu đãi thuế cho ngành CNTT mới có thể sớm đi vào cuộc sống.

Vân Anh

Top