• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Vẫn quan ngại về đề xuất tăng thuế

07/10/2017 8:56 AM

(Chinhphu.vn) – Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, góp ý sửa đổi 5 luật thuế: Giá trị gia tăng (VAT), tiêu thụ đặc biệt, thu nhập doanh nghiệp, cá nhân và thuế tài nguyên.

Tăng thuế GTGT có thể kéo theo nhiều ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội. Ảnh minh họa

Tăng thuế, nhiều hệ lụy

Đối với đề xuất tăng mức thuế suất VAT phổ thông từ 5% lên 6% và tăng thuế từ 10% lên 12% đối với các loại hàng hoá, dịch vụ tương ứng, VCCI đáng giá đây là một sự thay đổi chính sách rất lớn, tuy nhiên tờ trình mới chỉ đề cập đến tác động tăng thu ngân sách chứ chưa đề cập đến các tác động khác về kinh tế, xã hội của việc tăng thuế này.

Về mặt xã hội, VCCI cho biết, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, mặc dù tăng cùng một mức thuế suất, nhưng người có thu nhập thấp lại chịu tác động lớn hơn do tỷ lệ chi tiêu cho tiêu dùng trên tổng thu nhập của người có thu nhập thấp cao hơn người có thu nhập cao. Như vậy, xét về tác động xã hội, việc tăng thuế GTGT có thể làm tăng khoảng cách giàu nghèo, gây khó khăn hơn cho các hoạt động xoá đói giảm nghèo và có thể kéo theo nhiều hệ luỵ xã hội khác.

Về mặt kinh tế, việc tăng thuế GTGT sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. “Tăng thuế GTGT vừa tạo ra chi phí đẩy, vừa giảm sức cầu của nền kinh tế, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến các mục tiêu vĩ mô mà Chính phủ đề ra”.

Bên cạnh đó, trong 3 nhóm doanh nghiệp (quốc doanh, dân doanh trong nước và FDI) thì các doanh nghiệp dân doanh trong nước sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của việc tăng thuế GTGT. Do các doanh nghiệp FDI hiện nay tập trung nhiều vào việc sản xuất hàng xuất khẩu, không chịu thuế GTGT. Các doanh nghiệp Nhà nước mặc dù cũng phải nộp thuế nhiều hơn nhưng sau đó có thể được thụ hưởng từ các khoản chi đầu tư tăng thêm có được từ tiền tăng thuế.

Ngoài ra, cơ quan này cũng cho rằng, việc tăng thuế còn có nguy cơ ảnh hưởng đến năng lực tạo việc làm của nền kinh tế Việt Nam, nguy cơ kéo theo lạm phát…

Hoãn áp thuế TTĐB với nước ngọt

Về thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt, VCCI cho rằng lý giải của cơ quan soạn thảo khi đưa nước ngọt vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất 10% nhằm mục tiêu chính là bảo vệ sức khoẻ nhân dân do tác hại của tình trạng thừa cân, béo phì là một mục tiêu hợp lý, vì sức khoẻ cộng đồng, lợi ích công cộng.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có đánh giá cụ thể về việc đánh thuế ở mức 10% đối với nước ngọt như vậy sẽ làm giảm hoặc làm chậm tốc độ tăng tỷ lệ béo phì ở Việt Nam là bao nhiêu. Trong khi, đây là yếu tố quan trọng nhất để cân nhắc về hiệu quả của chính sách thuế.

Theo VCCI, “ngoài việc trả lời câu hỏi về mức độ hiệu quả biện pháp đánh thuế so với mục tiêu chính sách, cũng cần tiên liệu một số tác động tiêu cực của chính sách này”. Các tác động đó có thể bao gồm ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng của các gia đình tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp và người nông dân trong một số lĩnh vực nông nghiệp.

Bên cạnh đó, không chỉ các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát, các doanh nghiệp mía đường, nông dân trồng mía chịu ảnh hưởng, mà có thể ảnh hưởng cả những doanh nghiệp, nông dân trong các ngành cà phê, chè, trái cây, thậm chí cả sữa (mặc dù sản phẩm sữa không bị đánh thuế nhưng nếu đánh thuế cà phê sữa, trà sữa, sữa trái cây thì có).

Đơn cử ngành công nghiệp mía đường, hiện nay, thuế giá trị gia tăng đối với đường chỉ là 5%. Nói cách khác, Nhà nước có chính sách ưu đãi thuế đối với ngành mía đường, nhằm bảo đảm quyền lợi của người nông dân trồng mía. Thế nhưng cũng chính sản phẩm đường đó, pha vào nước đóng chai thì lại phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, tức là Nhà nước không khuyến khích. Như vậy, ở đây đã thể hiện một sự thiếu nhất quán về chính sách.

Trước những phân tích này, VCCI kiến nghị chưa đánh thuế đối với nước ngọt cho đến khi có nghiên cứu đầy đủ hơn về tình trạng béo phì và hiệu quả của chính sách thuế đối với việc giảm béo phì tại Việt Nam. Cơ quan soạn thảo nên học tập cách làm của Singapore, chỉ nên đánh thuế đối với nước ngọt có hàm lượng đường cao, vượt quá ngưỡng nhất định.

Trước đó, vào tháng 8/2017, Bộ Tài chính đã công bố việc sửa đổi cùng lúc 5 luật về thuế với một loạt đề xuất thay đổi tới 30 nhóm chính sách được nhìn nhận sẽ tác động lớn đến nhiều nhóm ngành hàng như: Bất động sản, ô tô, đồ uống, ngân hàng…

Thu Hương

Top