• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Việt Nam cải thiện mạnh mẽ nhưng còn nhiều rào cản

15/12/2019 7:49 AM

(Chinhphu.vn) - Lần đầu tiên Việt Nam vươn lên vị trí 67/141 nền kinh tế trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019. Trong 12 trụ cột của năng lực cạnh tranh, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đánh giá Việt Nam đã cải thiện 8/12 trụ cột tăng điểm, tăng bậc.

Theo bà Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, điều đó cho thấy, Việt Nam đang có những cải thiện mạnh mẽ hướng tới một nền kinh tế sản xuất trong tương lai.

Việt Nam có những trụ cột tăng điểm mạnh chẳng hạn như về hạ tầng công nghệ thông tin, đó là những trụ cột giúp chúng ta tăng điểm tốt. 8 trụ cột này có thể kể đến là hạ tầng thông tin, ổn định về thị trường sản phẩm, quy mô thị trường hay thể chế cũng góp phần đưa chỉ số này tăng điểm. Tăng điểm có nghĩa là Việt Nam đã cải cách và nhờ đó chúng ta tăng điểm và tăng hạng, tăng 2,5 điểm và 10 bậc trong năm 2019.

Trả lời phỏng vấn TTXVN, bà Nguyễn Minh Thảo nhận định, những năm qua, nội dung về cải thiện môi trường kinh doanh là một trong những trọng tâm của Chính phủ. Chính phủ ban hành nhiều Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh hay các phiên họp Chính phủ đề cập nhiều về nội dung này. Có thể thấy, những cải cách rõ ràng tạo ra những thay đổi đột phá, chẳng hạn như cải cách về điều kiện kinh doanh.

Thời gian qua, theo yêu cầu của Chính phủ, các bộ, ngành phải cắt giảm 50% các điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh. Thực hiện chỉ đạo này, các bộ, ngành đã ra soát và có phương án trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các Nghị định để cắt giảm các điều kiện kinh doanh.

Cho đến nay, theo báo cáo của các bộ, 50% điều kiện kinh doanh được cắt giảm. Bên cạnh đó, một thủ tục quan trọng ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và môi trường kinh doanh là hoạt động quản lý chuyên ngành cũng được chú trọng cải cách. Những cải cách theo hướng thông lệ quốc tế quản lý rủi ro đã được áp dụng trong một số lĩnh vực quản lý, giúp môi trường kinh doanh thuận lợi và thông thoáng hơn.

Bên cạnh đó, một trong những yếu tố quan trọng để góp phần cải thiện môi trường kinh doanh là áp dụng các giao dịch điện tử. Sử dụng các dịch vụ công trực tuyến là một trong những kênh hiệu quả góp phần tạo ra những thay đổi này, đóng góp trực tiếp vào việc nâng hạng về năng lực cạnh tranh.

Nhận diện các rào cản cần khắc phục

Tuy nhiên, trong bảng xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Việt Nam cũng có 4 chỉ số bị giảm điểm hoặc giảm bậc hoặc giữ nguyên.

Trong 4 chỉ số, có chỉ số giữ được nguyên điểm số và thứ hạng là ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, có 2 chỉ số tuy tăng điểm nhưng không tăng bậc là chỉ số về thị trường tài chính và cơ sở hạ tầng. Việt Nam có cải thiện nhẹ về điểm số những cải cách được ghi nhận, song lại giảm bậc bởi các quốc gia khác có những thay đổi nhanh và mạnh hơn so với Việt Nam về những trụ cột đó. Trong 2 trụ cột đó, Việt Nam giảm bậc dù vẫn tăng điểm.

Một chỉ số vừa giảm điểm, giảm bậc là chỉ số về y tế, nhưng cách tiếp cận của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tương đối đơn giản bởi họ chỉ có một chỉ số duy nhất bên trong đó về tuổi thọ. Chỉ số tuổi thọ năm 2019 của Việt Nam có giảm một chút nên thứ hạng này cũng kéo theo giảm 3 bậc. Đấy là 4 chỉ số của năng lực cạnh tranh không thay đổi về thứ hạng, những giảm bậc.

Còn đối với chỉ số về môi trường kinh doanh năm 2019, trong xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam giảm một bậc, đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam giảm bậc.

“Nhưng trong chỉ số về môi trường kinh doanh, có những chỉ số, thủ tục nhiều năm Việt Nam không có sự cải thiện, như về thủ tục đăng ký tài sản nhiều năm chúng ta không có cải cách nào được ghi nhận. 5 năm liền Việt Nam không có cải cách nào trong thủ tục về đăng ký tài sản được ghi nhận. Hay chỉ số về phá sản doanh nghiệp cũng liên tục giảm bậc, thậm chí đứng cuối bảng xếp hạng, sau Lào và Campuchia. Bên cạnh đó, thủ tục về khởi sự kinh doanh cũng là một trong những rào cản cần tiếp tục khắc phục để có thể cải thiện chỉ số về môi trường kinh doanh”, bà Thảo phân tích.

Theo bà Thảo, những xếp hạng của tổ chức quốc tế như Diễn đàn Kinh tế Thế giới hay Ngân hàng Thế giới giúp Việt Nam nhận diện đâu là những rào cản cần tìm kiếm những giải pháp khắc phục.

Về môi trường kinh doanh, Việt Nam không tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt động đầu tư.

Bên cạnh đó, những yếu tố như thị trường tài chính của chúng ta còn kém, có những khoảng cách so với thế giới, hay những yếu tố về cơ sở hạ tầng  cũng là những yếu tố đóng góp trực tiếp, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Vấn đề về hạ tầng cũng đóng góp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh và sự tăng trưởng thì phải được nhận diện để xem đâu là điểm cần tập trung để có những giải pháp khắc phục.

Về giải pháp thời gian tới, bà Thảo cho rằng, Việt Nam phải tiếp tục giám sát chặt chẽ hơn việc thực thi những cải cách về môi trường kinh doanh, cụ thể là tiếp tục cải cách về điều kiện kinh doanh.. Bên cạnh đó, những hoạt động quản lý chuyên ngành cũng cần được đầu tư nhiều hơn.

Hiện Chính phủ đặt trọng tâm nhiều, nhưng cải cách về quản lý chuyên ngành mới chỉ diễn ra ở một số ít bộ, ngành trong một số lĩnh vực cụ thể. Những cải cách này cần được tiến hành rộng rãi, sâu rộng hơn và được thực hiện ở hầu hết các bộ, ngành thì chúng ta mới kỳ vọng được sự thay đổi mang tính chất đột phá.

Một trong những điểm quan trọng của môi trường kinh doanh là ứng dụng công nghệ thông tin trong các giao dịch với cơ quan quản lý nhà nước và các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 cũng cần Chính phủ ưu tiên trong hoạt động về môi trường kinh doanh.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, những chính sách, cơ chế, thể chế mang tính chất vượt trội hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động đổi mới sáng tạo và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần được chú trọng hơn nữa.

Ngoài ra, trụ cột về kỹ năng là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh. Những giải pháp về nâng cao kỹ năng của người lao động, chất lượng lao động cũng là một trong những yêu cầu cần được chú trọng trong thời gian tới để cải thiện môi trường kinh doanh cũng như đóng góp vào năng lực cạnh tranh quốc gia./.

Thu Hà

Top