- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Việt Nam: Đối thủ đáng gờm của ngành XK điện tử Philippines
Các nhà xuất khẩu hàng điện tử ở Philippines đánh giá Việt Nam là một đối thủ đáng gờm trong ngành xuất khẩu chất bán dẫn nhờ lợi thế về giá năng lượng và cảng giao thương.
Nhà cung cấp giải pháp vận chuyển CargoSmart cho biết so với cảng TP.HCM và Nhava Sheva (Ấn Độ), các cảng ở thủ đô Manila có tỉ lệ hoãn tàu cao nhất trong giai đoạn cao điểm tháng 9 đến 11/2014.
Không giống Singapore, hầu hết các nước Đông Nam Á khác lấy doanh thu xuất khẩu điện tử từ hoạt động sản xuất và lắp ráp nội địa. Từ năm 2009-20013, sản xuất điện tử tăng mạnh ở một số nước Đông Nam Á, nhưng ấn tượng nhất là Việt Nam - nước đang chuyển mình thành cỗ máy sản xuất linh kiện điện tử của khu vực chỉ sau vài năm mở rộng.
Theo khảo sát CargoSmart, tỉ lệ trễ tàu trung bình của Manila là 128,8 giờ từ ngày 15-9 đến 14/10, trong khi TP.HCM chỉ trễ 16,7 giờ và Nhava Sheva thấp nhất 16,4 giờ.
Tình trạng tắc nghẽn cảng tồi tệ nhất diễn ra trong khoảng thời gian 15/10 đến 15/11, khi đó Manila trễ tàu trung bình 145,6 giờ, TP.HCM 20,2 giờ và Nhava Sheva 15,6 giờ.
Ngoài điều kiện cảng thuận lợi, các ngành công nghiệp của Việt Nam cũng hưởng lợi từ chi phí điện năng thấp hơn. "Dưới quan điểm hoạt động, thì đó là những yếu tố hàng đầu để các nhà đầu tư chọn địa điểm kinh doanh", ông Lachica nói.
Số liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) cho thấy kim ngạch xuất khẩu thiết bị điện - điện tử của Đông Nam Á trong năm 2013 đạt gần 300 tỉ USD. Điện tử là ngành xuất khẩu lớn nhất của khu vực, đem lại lãi suất đáng kể và là "mũi nhọn" xuất khẩu của Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam.
Trong đó, Singapore vừa là quốc gia dẫn đầu xuất khẩu điện tử ở Đông Nam Á, vừa là trung tâm kinh doanh và vận chuyển toàn cầu.
Khoảng 2/3 hàng điện tử xuất khẩu của Singapore là nhập khẩu rồi "tái xuất" mà không thông qua bất kỳ một quy trình lắp ráp nào khác. Thực tế, khối lượng sản xuất hàng điện tử trong nước của Singapore cũng tương đương với Malaysia và Việt Nam.
Theo Tuổi Trẻ
các tin mới nhận

Nhiều kết quả tích cực trong công tác thu thuế hoạt động thương mại điện tử

Nền kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng

Vietcombank tiếp tục dẫn đầu ngành ngân hàng về sức khỏe thương hiệu

TOP 10 tỉnh, thành dẫn đầu về năng lực thực thi FTA
Tin đọc nhiều