• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Việt Nam được doanh nghiệp Nhật ưu tiên nhất

03/08/2014 10:42 AM

(Chinhphu.vn) - Các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang có xu hướng chuyển dịch đầu tư sang các thị trường lân cận vì nhiều lý do: Khó khăn tại thị trường Thái Lan và Trung Quốc vì giá nhân công tăng cao; những căng thẳng gia tăng trong tranh chấp trên Biển Đông…

 

Nhật Bản là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất tại Việt Nam trong năm 2012 và 2013. Ảnh minh họa

Những cơ hội lớn

Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), Nhật Bản là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất tại Việt Nam trong năm 2012 và 2013.

Sang 6 tháng đầu năm 2014, quốc gia này xếp thứ 3 với hơn 800 triệu USD vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm, giảm so với cùng kỳ năm trước trong bối cảnh đồng yên mất giá. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn là nhà đầu tư nước ngoài dẫn đầu với hơn 2.300 dự án, tổng vốn đăng ký trên 35 tỷ USD.

Ông Sato Motonobu, Chủ tịch Hiệp hội DN Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, Việt Nam đang có lợi thế lớn trong cuộc chạy đua thu hút FDI từ Nhật Bản, đó là thiện cảm của người Nhật với Việt Nam. Người Nhật cũng thấy yên tâm hơn ở đất nước chính trị, an ninh ổn định và có nhiều tương đồng về văn hóa, tôn giáo. Thị trường tiềm năng, dân số đông và lao động trẻ cũng là sức hút lớn với các DN Nhật.   

Theo ông Atsusuke Kawada, Trưởng đại diện Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) tại Hà Nội, hiện có tới 30% DN Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài đang cân nhắc Việt Nam như một lựa chọn hàng đầu. Báo cáo hồi tháng 2/2014 của tổ chức này cho hay, Việt Nam đã trở thành quốc gia ưu tiên nhất của Nhật, vượt qua "đối thủ lớn nhất trong cạnh tranh thu hút vốn đầu tư" là Indonesia, Thái Lan và Philippines. 70% DN Nhật  đầu tư vào Việt Nam cũng có kế hoạch mở rộng kinh doanh trong năm nay.

Còn đó nhiều thách thức

Cơ hội để Việt Nam đón dòng đầu tư mới từ Nhật Bản cũng nhiều, song thách thức đặt ra cũng lớn bởi người Nhật làm ăn rất bài bản, chuyên nghiệp, nghiên cứu rất kỹ thị trường và đầu tư thường lâu dài và quy mô lớn.

Theo các nhà đầu tư Nhật, môi trường kinh doanh Việt Nam vẫn còn nhiều điểm yếu: Các chính sách thiếu đồng bộ, thủ tục hành chính còn quan liêu, chi phí thuế cao... Ông Motonobu Sato nhận định, Việt Nam thiếu nguồn nhân lực quản lý cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó là các vấn đề khác như thiếu hụt về cơ sở hạ tầng, nguồn điện cung không ổn định…  

Ông Yasuaki Tanizaki, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam cho rằng: “Việc giao dịch với ngân hàng bản địa đang là nút thắt đối với DN Nhật Bản khi đầu tư ra nước ngoài bởi nguồn vốn ODA cấp cho DN Nhật Bản thường thông qua ngân hàng thương mại bản địa, nhưng giao dịch của các DN Nhật Bản với ngân hàng bản địa đang rất khó khăn”.

Theo ông, để không ảnh hưởng đến luồng vốn đầu tư từ Nhật Bản trong dài hạn, 3 vấn đề lớn Việt Nam cần tiếp tục khắc phục là: Cải thiện thể chế, hoàn thiện hạ tầng và nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Đặc biệt, cần tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến hệ thống tài chính ngân hàng.

Bộ trưởng Bộ KHĐT Bùi Quang Vinh cũng thừa nhận, nếu Việt Nam không tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư thì sự chuyển dịch đầu tư Nhật Bản sẽ sang các thị trường lân cận như Indonesia, Myanmar, Lào, Campuchia… Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn Xuân Hưng cũng chia sẻ, làn sóng DN Nhật Bản quan tâm tới Việt Nam là có thật, nhưng Việt Nam cần tận dụng mới biến cơ hội thành hiện thực.  

Cần những biện pháp rốt ráo và cụ thể  

Nhận thức được cơ hội và thách thức, Chính phủ và các địa phương Việt Nam đang quyết liệt triển khai nhiều biện pháp để thu hút, hỗ trợ nhà đầu tư trên mọi lĩnh vực, nhất là giải quyết các thủ tục hành chính, giảm thuế… Phía Việt Nam mong muốn các DN Nhật Bản thường xuyên trao đổi, kiến nghị để Chính phủ có biện pháp tháo gỡ kịp thời. Mục tiêu đầu tư của các DN Nhật Bản có sự chuyển dịch tích cực, phù hợp với nhu cầu thu hút đầu tư. Các dự án đầu tư gần đây không còn nghiêng về chỉ gia công để xuất khẩu mà đang có xu hướng đáp ứng cho nhu cầu thị trường Việt Nam. Việt Nam là thị trường tiềm năng để đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ, hệ thống các trung tâm mua sắm AEON mới và sắp khai trương ở một số tỉnh thành là khẳng định điều này.  

Việt Nam không còn ở giai đoạn thu hút đầu tư bằng mọi giá nên xu hướng đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư và đầu tư cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao của các DN Nhật là đáp ứng đòi hỏi cấp thiết. Trước tình trạng hiện chỉ có khoảng 5% dự án đầu tư vào Việt Nam có chuyển giao công nghệ thì yêu cầu phát triển ngành công nghiệp phụ trợ là bức thiết. Việt Nam đề nghị các DN Nhật tăng cường chuyển giao công nghệ cho Việt Nam và khuyến khích các nhà đầu tư Nhật quan tâm hơn đến lĩnh vực nông nghiệp.

Mới đây, ngân hàng Tokyo Bank của Nhật Bản đã đề xuất kết hợp và giữ vai trò hỗ trợ lãi suất cho các nhà đầu tư Nhật Bản khi đầu tư vào nông nghiệp tại Việt Nam.

Lãnh đạo Ngân hàng Tokyo Mitsubishi (Nhật Bản) trao đổi với Thứ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng, cho biết, năm 2015 được Nhật Bản xác định là năm nông nghiệp. Có không ít nhà đầu tư Nhật Bản-khách hàng của Tokyo Mitsubishi có dự định hợp tác với các DN Việt Nam… Đó là những cơ hội mà phía Việt Nam cần phối hợp, trao đổi để thực hiện như một chương trình chung giữa hai nước.

Ngoài ra, còn nhiều những hoạt động hợp tác tầm địa phương, DN đang gấp rút được triển khai: Bộ KHĐT và chính quyền tỉnh Kanagawa vừa ký bản ghi nhớ hợp tác nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư của các DN Nhật Bản trong vùng vào Việt Nam. Thống đốc tỉnh Kanagawa cũng nêu đề xuất thành lập một khu công nghiệp của tỉnh Kanagawa tại Việt Nam. Tàu đánh cá ngừ do Nhật Bản chế tạo cũng đã được bàn giao cho Việt Nam…

Hy vọng, sẽ còn nhiều nữa những hoạt động hợp tác, đầu tư hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp độ sẽ được triển khai giữa hai nước.

Kim Ngân

Top