• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Viettel - mẫu hình tăng trưởng mới cho Việt Nam

18/01/2017 2:51 PM

(Chinhphu.vn) - Viettel đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng theo nghĩa là một nhà đầu tư đích thực, có năng lực giải quyết các vấn đề xã hội, tạo ra sự phát triển bền vững cho ngành viễn thông ở tất cả các quốc gia.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn có nhiều DN, tập đoàn là nòng cốt trong bước chuyển về sức cạnh tranh và hội nhập của các DN Việt Nam như Viettel
Đó là nhận xét của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại lễ kỷ niệm 10 năm đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn Viettel mới đây.

Thủ tướng đánh giá Viettel đã tạo ra một mẫu hình tăng trưởng mới cho Việt Nam, đã phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo, công nghệ tiên tiến, năng suất cao, thay vì chỉ khai thác tài nguyên thiên nhiên và lao động giá rẻ.

“Viettel đã đi đầu và phải là nòng cốt trong bước chuyển về sức cạnh tranh và hội nhập của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Chúng ta rất cần và mong muốn có nhiều DN, tập đoàn như Viettel”, người đứng đầu Chính phủ khẳng định.

Thành công lớn khi ‘mang chuông đi đánh xứ người’

Sau 10 năm hoạt động đầu tư quốc tế, Viettel đã có mặt tại 11 quốc gia với tổng dân số 320 triệu người. Trong đó 9/10 thị trường nước ngoài đã đi vào kinh doanh ổn định, còn dự án tại Myanmar đang trong giai đoạn chuẩn bị. Đến nay, tại 5/9 nước, Viettel đã giữ vị trí số 1; tất cả các nước mà Tập đoàn đã kinh doanh trên 3 năm đều có lãi và đều nằm trong TOP 2 công ty lớn nhất. Cá biệt có những nước như Peru, Burundi thì sau 2 năm kinh doanh đã có lãi.

Năm 2016, dự kiến chỉ riêng doanh thu từ viễn thông nước ngoài của Tập đoàn đã đem về gần 1,4 tỷ USD, lũy kế đến nay đạt 6,5 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trung bình 25%/năm, cao gấp 10 lần so với tốc độ tăng trưởng ngành viễn thông thế giới.

Tập đoàn hiện phục vụ 100 triệu khách hàng, trong đó, số khách hàng quốc tế là hơn 35 triệu, tăng 12 lần kể từ khi khai trương thị trường nước ngoài đầu tiên. Nhờ vậy, Viettel lọt TOP 30 tập đoàn viễn thông có số lượng khách hàng lớn nhất trên thế giới.

Ngay từ lúc mới bắt đầu hướng đến thị trường nước ngoài, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Viettel đã cho rằng phải đánh giá và định lượng rõ thị trường và xác định thị trường viễn thông trên thế giới được chia làm 3 loại, gồm thị trường chưa phát triển với độ phủ dân số 20%, thị trường đang phát triển với độ phủ dân số trên 50% và thị trường đã bão hòa, độ phủ bám dân số gần như đạt tới 70-80%.

Đối với thị trường đã bão hòa (là các nước tiên tiến, hiện đại), khả năng xâm nhập là vô cùng khó khăn, vì mức độ phủ dân số cũng như sự có mặt của các tập đoàn viễn thông hùng mạnh. Trong khi đó, thị trường ở các nước chưa phát triển thì phạm vi thị trường không lớn, nên khả năng phát triển không cao và không bền vững. Vì vậy, thị trường đang phát triển, chủ yếu ở các nước châu Phi với tỷ số ARPU (doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao) còn rất thấp trong khi đó với trên 1 tỷ dân, đây sẽ là một thị trường tiềm năng và phù hợp với Viettel.

Chính từ định hướng được nơi sẽ đến nên Viettel đã đi rất nhanh. Bắt đầu đặt viên gạch đầu tiên tại thị trường Campuchia năm 2006, đến năm 2009 thương hiệu Metfone của Tập đoàn tại Campuchia đã bắt đầu hoạt động và đến năm 2011 (sau 5 năm) đã chuyển lợi nhuận đầu tiên về nước tới 40 triệu USD - số tiền lớn hơn vốn đầu tư vào thị trường này. Không dừng lại ở đó, thị trường Campuchia đang được đánh giá là “con gà để trứng vàng” cho Viettel với định giá của thị trường giao dịch thế giới cho thương hiệu Metfone lên đến 800-900 triệu USD.

Tiếp đến, trong năm 2009, thương hiệu Unitel đã bắt đầu được xây dựng tại Lào. Năm 2013 thương hiệu Telemor tại Timor Leste. Không dừng tại đó, hành trình chinh phục thị trường viễn thông thế giới của Viettel bắt đầu vươn rộng ra châu Phi gồm 4 nước là Mozambique, Cameroon, Tanzania và Burundi và tại châu Mỹ có 2 nước là Haiti và Peru. Đến nay, tổng số nước mà Tập đoàn “mang chuông đi đánh xứ người” đã lên đến con số 11 - một bước phát triển vượt bậc mà DN nào cũng phải mơ ước.

“Cuộc hành trình của Viettel chưa bao giờ là một trong những chuyến đi rút ngắn hay được định đoạt vì may rủi. Mà đó là một cuộc hành trình được dựng nên từ khát vọng, đam mê, nỗ lực và những suy nghĩ độc đáo”, Tổng Giám đốc Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.

Viettel góp phần để mọi người dân Việt Nam đều được sử dụng dịch vụ viễn thông

Khát vọng số 1 Việt Nam

Với thị trường trong nước, Viettel đặt mục tiêu trở thành công ty số 1 Việt Nam cả về viễn thông và công nghệ thông tin. Để có được thành công này, Viettel quan niệm, chỉ tập trung vào các dự án mà trong đó Tập đoàn có lợi thế cạnh tranh và phù hợp với chiến lược phát triển DN.

Là một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, do vậy thế mạnh của Viettel là hạ tầng đã được triển khai, bao gồm: Hệ thống đường truyền, các trung tâm dữ liệu, số lượng điểm kết nối, lực lượng nhân viên kỹ thuật và kinh doanh hiện diện khắp trên địa bàn cả nước, hệ thống call centre hỗ trợ 24/7. Chiến lược phát triển của Tập đoàn là phổ cập hóa dịch vụ nhắm đến khách hàng bình dân, do vậy chính sách giá và đối tượng khách hàng mà Viettel nhắm đến là các khách hàng có thu nhập trung bình và thấp.

Ngoài ra, Tập đoàn còn tạo cho khách hàng một giá trị tổng thể hướng tới dịch vụ trọn gói. Để bảo đảm một ứng dụng cho khách hàng chạy được cần rất nhiều yếu tố: Trang bị phần cứng, giải pháp phần mềm, thiết bị đầu cuối, đường truyền kết nối, nội dung số, nhân lực khai thác và duy trì hệ thống. Nếu khách hàng sử dụng một vài dịch vụ đơn lẻ thì giá trị mà Viettel đem lại cho khách hàng sẽ hạn chế. Ngược lại, nếu khách hàng lựa chọn Tập đoàn như nhà cung cấp dịch vụ trọn gói, khách hàng sẽ được hưởng lợi ích lớn hơn rất nhiều.

Ngoài ra, Viettel còn ưu tiên tập trung vào các khâu đem lại giá trị gia tăng cao. Để sản xuất ra một thiết bị, DN cần phải đầu tư vào rất nhiều khâu như thiết kế, sản xuất thử nghiệm, sản xuất đại trà, thương mại hóa sản phẩm. Trong các chuỗi công đoạn đó thì việc sản xuất đại trà tốn nhiều nhân công và đầu tư nhất, nhưng giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm là thấp nhất. Vì vậy, Tập đoàn chỉ tập trung vào các khâu thiết kế, sản xuất thử nghiệm và thương mại hóa sản phẩm. Cách đi này hoàn toàn khác với cách các công ty Việt Nam khác đã từng áp dụng.

Ngọn lửa cháy không ngừng

Mục tiêu của Viettel là năm 2020 phải trở thành một tập đoàn toàn cầu, trở thành 1 trong 20 công ty viễn thông lớn nhất thế giới, TOP 10 nhà đầu tư viễn thông toàn cầu và đạt ngưỡng thị trường 1 tỷ dân.

Đặc biệt, Tập đoàn phải trở thành một tổ hợp nghiên cứu sản xuất cả về dân sự và quân sự. Trong đó, về thiết bị dân sự, phải tự chủ được 70-80% thiết bị hạ tầng viễn thông - đây là vấn đề cốt lõi để bảo đảm an ninh cho mạng viễn thông Việt Nam. Về thiết bị quân sự, phải trở thành một tổ hợp nghiên cứu sản xuất thiết bị quân sự, một tổ hợp công nghiệp quốc phòng.

Thị trường viễn thông trong nước và nước ngoài đã bão hòa, các DN trong ngành hầu như không tăng trưởng, DN nào muốn tăng trưởng thì phải tìm được những không gian sinh tồn mới. Nhận thức được điều này, Viettel luôn xây dựng một giá trị cốt lõi cho những người lao động của mình là biến thách thức, áp lực thành động lực để tìm ra những cách làm mới, khác biệt, hiệu quả. Đây chính là tinh thần nổi bật của người Viettel trong năm qua đã gây dựng và phát triển được một tập đoàn như ngày hôm nay.

Thông điệp thi đua “Vượt lên chính mình - Bứt phá thành công” của Viettel do Tổng Giám đốc Nguyễn Mạnh Hùng phát đi đã kêu gọi từng cá nhân ở Tập đoàn vượt lên chính mình, đổi mới mình, bỏ lại sau những thành công, không bám víu vào những kinh nghiệm có thể đã đem lại thành công trong quá khứ,… để khởi tạo những việc mới, tái tạo một Viettel mới. 

“Cách tốt nhất để thành công tiếp nối là xoá đi thành công của mình để tạo ra những thách thức mới và chân trời mới. Sự thành công của Viettel trong tương lai phụ thuộc vào ước mơ và khát vọng, quyết tâm và nỗ lực của những người lao động Viettel ngày hôm nay”, ông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.

Trong khi nhiều người nghĩ rằng, viễn thông là xa xỉ thì Viettel lại cho rằng, viễn thông là thứ hàng hoá thiết yếu, như cơm ăn, nước uống hằng ngày, do đó bằng mọi cách phải phổ cập dịch vụ, mang cơ hội kết nối đến cho bất kỳ ai. Trong khi nhiều người nghĩ rằng công nghệ càng cao giá càng đắt, thì Viettel lại thấy rằng, công nghệ càng cao thì giá càng rẻ.

“Đã nhiều lần, rất nhiều người bảo với chúng ta rằng, Viettel không thể làm được việc này. Nhưng chúng ta tin rằng theo đuổi ước mơ của mình và hiện thực nó là việc mà bất kỳ ai trong đời cũng nên thử cố gắng. Và rồi chúng ta cũng rất nhiều lần chứng minh là mình có thể làm được”, Tổng Giám đốc Viettel bày tỏ.

Nguyễn Bảo

Top