- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
WB ghi nhận "nước rút" ngoạn mục của EVN
(Chinhphu.vn) – Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ số tiếp cận điện năng – một trong 10 chỉ số thành phần để đánh giá môi trường kinh doanh – đã tăng tới 22 bậc.
Cũng theo tính toán của WB, thủ tục tiếp cận điện năng ở Việt Nam gồm 6 bước, mất 59 ngày. Con số trung bình ở khu vực Đông Á-Thái Bình Dương là 4,7 thủ tục và 74 ngày. Trước đây, WB tính toán rằng thủ tục tiếp cận điện năng tại Việt Nam cần tới 115 ngày. Như vậy, thời gian thực hiện thủ tục đã được rút ngắn tới 56 ngày.
Với những kết quả này, tiếp cận điện năng là chỉ số có sự thay đổi tốt nhất trong 10 chỉ số đánh giá về môi trường kinh doanh tại Việt Nam, góp phần quan trọng giúp Việt Nam thăng 3 bậc trên bảng xếp hạng chung. Báo cáo này cũng ghi nhận Việt Nam trong danh sách 19 nước có quy trình tiếp cận điện được cải thiện hiệu quả.
Được biết, tại Nghị quyết 19, Chính phủ đã yêu cầu đến hết năm 2015 phải giảm thời gian tiếp cận điện năng xuống còn tối đa 70 ngày, trong đó thời gian thuộc trách nhiệm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan là 36 ngày. Phấn đấu đến năm 2016, chỉ số tiếp cận tín dụng thuộc nhóm 30 nước đứng đầu trong nhóm các nước được Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp hạng.
Để có được kết quả khả quan như trên, theo đánh giá của nhóm nghiên cứu Doing Business, EVN đã thực hiện hàng loạt nhiều giải pháp quyết liệt.
Cụ thể là, đã giảm thời gian thực hiện các công việc của ngành điện để cấp điện cho khách hàng đấu nối vào lưới điện trung áp từ 18 ngày xuống 16 ngày và đến tháng 9/2015 thời gian rút ngắn chỉ còn 10 ngày. Trong đó, gộp thủ tục thỏa thuận đấu nối và thỏa thuận thiết kế thành thỏa thuận đấu nối cũng như các yêu cầu kỹ thuật với thời gian thực hiện là 2,5 ngày, rút ngắn thời gian nghiệm thu đóng điện công trình và ký kết hợp đồng mua bán điện xuống còn 6 ngày.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào triển khai thực hiện chỉ số tiếp cận điện năng, qua đó, khách hàng có thể đăng ký cấp điện và tra cứu tiến độ giải quyết cấp điện qua website của các tổng công ty điện lực.
Công bố đầy đủ các quy định pháp lý, quy trình, thủ tục, hồ sơ và thiết kế mẫu đối với việc cấp điện đấu nối lưới điện trung áp tại tất cả các phòng giao dịch trên toàn quốc, và trên website của các công ty điện lực.
Cũng liên quan đến chỉ số này, được biết các bộ ngành, địa phương cũng đã vào cuộc khá quyết liệt, do việc cấp điện liên quan đến rất nhiều cơ quan khác nhau. Trong đó, Bộ Công Thương đã xây dựng Thông tư số 33/2014 về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng và tổ chức phổ biến cho 63 địa phương. Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 09 năm 2014 giúp loại bỏ 2 thủ tục của Sở Công Thương là thẩm tra thiết kế, thẩm tra nghiệm thu trước khi đưa công trình đường dây, trạm biến áp dưới 11kV vào sử dụng. Theo tính toán, việc loại bỏ 2 thủ tục này giúp giảm tới 30 ngày thực hiện thủ tục.
Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 79 năm 2014, theo đó công trình lưới điện trung áp không thuộc đối tượng lập báo cáo phòng cháy chữa cháy.
Thành Đạt
các tin mới nhận

Nhiều kết quả tích cực trong công tác thu thuế hoạt động thương mại điện tử

Nền kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng

Vietcombank tiếp tục dẫn đầu ngành ngân hàng về sức khỏe thương hiệu

TOP 10 tỉnh, thành dẫn đầu về năng lực thực thi FTA
Tin đọc nhiều