• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Xây dựng Chính phủ điện tử theo thước đo quốc tế

02/08/2015 10:56 AM

(Chinhphu.vn) – Các thành viên Chính phủ thống nhất chủ trương ban hành Nghị quyết về các giải pháp thúc đẩy Chính phủ điện tử.

Đây cũng là một trong những nội dung trọng tâm được thảo luận tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 diễn ra ngày 31/7 vừa qua.

Thảo luận Báo cáo về xây dựng Chính phủ điện tử, các ý kiến nhất trí việc bao hành Nghị quyết về Chính phủ điện tử với mục tiêu đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn; nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên Hợp Quốc; công khai minh bạch hoạt động của các cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng.

Phát biểu về nội dung này, Thủ tướng yêu cầu Nghị quyết cần được xây dựng theo hướng tiếp cận mới, đó là không so “ta với ta” theo thời gian mà so “ta với quốc tế”, theo các chuẩn mực quốc tế để làm thước đo, đánh giá, cụ thể là bảng xếp hạng của Liên hợp quốc, trong bối cảnh chúng ta ngày càng hội nhập quốc tế mạnh mẽ. “Không thể tự mình đánh giá mình được”, Thủ tướng nêu rõ.

Thủ tướng khẳng định rằng việc thúc đẩy Chính phủ điện tử sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với công tác cải cách hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.

“Việc thực hiện chủ chương xây dựng Chính phủ điện tử phải quyết tâm cao, kỳ này ra Nghị quyết, có Chương trình, có Chỉ thị rồi thì chúng ta cố gắng chỉ đạo, triển khai thực hiện để thực sự có chuyển biến mạnh mẽ trong việc này. Đây là một cải cách hết sức quyết định”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng cũng lưu ý các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với các tổ chức của Liên Hợp Quốc trong cung cấp các số liệu liên quan đến các chỉ số đánh giá xếp hạng Chính phủ điện tử của Việt Nam, đảm bảo cho sự đánh giá này là chính xác, khách quan.

Được biết, dự thảo Nghị quyết về các giải pháp thúc đẩy Chính phủ điện tử nhấn mạnh yêu cầu kiên trì, nhất quán chủ trương cơ quan nhà nước thuê dịch vụ công nghệ thông tin. Một điểm đáng chú ý khác là sẽ xây dựng một cổng thông tin quốc gia về dịch vụ công trực tuyến, từ cổng thông tin này, người dân có thể tiếp cận tất cả các dịch vụ hành chính công trên cả nước.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hiện đang là một trong những hướng đi quan trọng mà Chính phủ đang triển khai để đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tại Nghị quyết số 19/NQ-CP về vấn đề này, Chính phủ đã yêu cầu đẩy mạnh đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước, nhất là trong việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với những lĩnh vực bức thiết, liên quan đến người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh chủ trương thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước theo Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ…

Thành Đạt

Top