• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Mọi kiến nghị, phản ánh về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia xin gửi về hòm thư thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Xóa giấy phép con, có loại được các rào cản cũ?

03/06/2016 4:51 PM

(Chinhphu.vn) – Theo ý kiến các chuyên gia, với sự đốc thúc quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, việc xây dựng các nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh có thể kịp tiến độ, nhưng đồng thời cần rà soát để các quy định này bảo đảm chất lượng, tránh tình trạng “bình mới rượu cũ”.

Xuất khẩu gạo là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ vừa diễn ra, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các Phó Thủ tướng đã nhấn mạnh, cùng với yêu cầu bảo đảm tiến độ, phải bảo đảm chất lượng các dự thảo nghị định về điều kiện kinh doanh. Với các vướng mắc, các bộ trực tiếp làm việc, thảo luận với nhau để tháo gỡ. Quy trình rút gọn nhưng phải bảo đảm công khai, minh bạch, lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động.

Thủ tướng cũng yêu cầu kiên quyết loại bỏ các điều kiện kinh doanh bất hợp lý, không cần thiết. Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải rõ ràng, minh bạch, đơn giản hóa tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm, theo tinh thần hậu kiểm là chính. Sau khi ban hành, những điểm nào không phù hợp với thực tiễn thì phải sửa đổi kịp thời.

Còn nhiều điều kiện bất hợp lý

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, trước 1/7 tới đây, Chính phủ cần ban hành tổng cộng 49 nghị định để hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư. Tới ngày 31/5, các bộ đã trình Chính phủ 35 nghị định, chưa trình 14 nghị định.

Theo cam kết của các Bộ trưởng, các nghị định này nhiều khả năng sẽ được ban hành kịp tiến độ. Vấn đề hiện nay được dư luận đặc biệt quan tâm là các văn bản quy định mới có thật sự chất lượng, cởi trói cho doanh nghiệp theo đúng tinh thần của Nghị quyết 19 hay không?

Bà Nguyễn Minh Thảo, Phó Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)  đánh giá, dự thảo nghị định của một số Bộ cơ bản mới chỉ đưa các nội dung từ thông tư lên Nghị định, chứ chưa thật sự bỏ đi nhiều những điều kiện bất hợp lý.

Một số dự thảo bổ sung một số quy định mang tính chung chung mà nếu căn cứ theo đó doanh nghiệp cũng không rõ phải đáp ứng bao nhiêu tiêu chí, tạo cho người thực thi quá nhiều quyền. Một số Bộ tự đưa thêm những điều kiện hoàn toàn không thuộc thẩm quyền trách nhiệm của mình hoặc “thòng” nhiều quy định chung chung như khoản mục “các chứng chỉ đào tạo được chấp thuận, theo quy định của Bộ…”

Bà Nguyễn Minh Thảo đề nghị cần có rà soát so sánh đầy đủ, cần thẳng thắn nhìn nhận quy định nào chồng chéo, bất hợp lý thì bãi bỏ.

Tham khảo ý kiến các chuyên gia khác trong Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, trong các dự thảo nghị định không hiếm những dạng điều kiện có vẻ không ổn như phải có 1 tỷ đồng để làm phim, diện tích phòng đào tạo nghề môi giới bất động sản phải rộng bao nhiêu, một cơ sở đào tạo cần mặt bằng nhà xưởng như thế nào, cần bao nhiêu người…

Trao đổi với Báo điện tử Chính phủ về những băn khoăn này, bà Nguyễn Minh Thảo cho rằng, cần đầu tư nhiều công sức và thời gian để phân tích từng dự thảo, nhưng nhìn tổng thể thì tới thời điểm này, khó có thể nói là các điều kiện đã được cắt giảm mạnh, thực hiện đúng tinh thần của Nghị quyết 19/NQ-CP là tạo điều kiện môi trường kinh doanh thông thoáng hơn cho doanh nghiệp.

Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng cũng cho rằng, phần lớn các dự thảo nghị định về  điều kiện kinh doanh mới chỉ “nâng cấp” một cách cơ học từ cấp thông tư, mà chưa bãi bỏ các điều kiện không còn phù hợp, không cần thiết, chưa làm rõ những điều kiện còn chưa cụ thể, rõ ràng, tức là chưa đáp ứng được yêu cầu của Chính phủ. Do đó sau thời điểm 1/7, phải tiếp tục rà soát lại các điều kiện kinh doanh theo tinh thần của Chính phủ.

Gánh nặng lớn cho các cơ quan thẩm định

Phản hồi của các Bộ thường lấy lý do là thời gian quá ngắn, quá gấp gáp với khối lượng văn bản quá nhiều. Tuy nhiên, ông Trần Hào Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẳng thắn cho biết các bộ ngành đã chậm thực thi yêu cầu của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, bởi ngay sau khi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư có hiệu lực từ cách đây gần 1 năm, các bộ ngành đã được phân công soạn thảo các văn bản quy định về điều kiện kinh doanh.

Việc chậm trễ xây dựng các dự thảo còn khiến công tác thu thập các ý kiến góp ý của các bên liên quan cũng bị hạn chế.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, thời gian qua VCCI đã tích cực đóng góp các ý kiến vào các dự thảo. Nhưng VCCI cũng băn khoăn về việc các bộ ngành sẽ tiếp thu các góp ý như thế nào, vì thực tế trước đây, nhiều văn bản có đầy đủ thời gian xây dựng dự thảo, lấy ý kiến nhưng đến nay vẫn còn nhiều điểm bất hợp lý.

Ông Trần Hào Hùng đề nghị cần kiên quyết chuyển dần sang khâu hậu kiểm thay vì chủ yếu tiền kiểm như hiện nay, loại bỏ bớt nhiều điều kiện kinh doanh. Cũng theo ông Hùng, trong rà soát lần này đã phát hiện ra một số ngành nghề mà Luật Đầu tư quy định là kinh doanh có điều kiện, nhưng nay được xác định là không cần thiết, sẽ đề nghị sửa Luật để loại bỏ.

Mặt khác, ông Trần Hào Hùng khẳng định sẽ có áp lực rất lớn với các cơ quan thẩm định, thẩm tra như Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ. Cần phải khẩn trương, nghiêm túc xem xét, tiếp thu các ý kiến đóng góp để vừa đảm bảo đúng tinh thần của các luật mới, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi hơn cho nhà đầu tư, vừa đảm bảo hiệu lực quản lý nhà nước.

Cần có thống kê rõ ràng, trong dự thảo bỏ bớt được bao nhiêu điều kiện, điều kiện nào để lại, bổ sung. Nếu không tiếp thu các ý kiến góp ý của cộng đồng doanh nghiệp và các bên liên quan,  giữ lại điều kiện nào thì phải giải thích rõ lý do cần thiết.

Huy Thắng

Top