- An Giang
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Bình Định
- Bạc Liêu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Cao Bằng
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Điện Biên
- Đà Nẵng
- Đà Lạt
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tây
- Hà Tĩnh
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Long An
- Lào Cai
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Thanh Hóa
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Tây Ninh
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Vũng Tàu
- Yên Bái
Những thủ tục hành chính không cần thiết
Hiện nay doanh nghiệp phải báo cáo tình hình sử dụng lao động cho nhiều cơ quan quản lý nhà nước, nội dung báo cáo trùng lặp, gây phiền hà không đáng có cho doanh nghiệp.
![]() |
Việc báo cáo tình hình sử dụng lao động cho nhiều cơ quan quản lý nhà nước đang là thủ tục gây phiền hà cho doanh nghiệp. |
Ví dụ, khoản 2, điều 16 Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) quy định vào ngày 3 hàng tháng doanh nghiệp phải thông báo tình hình biến động lao động cho trung tâm giới thiệu việc làm nơi doanh nghiệp hoạt động theo biểu mẫu số 29. Tại khoản 1 của điều này, doanh nghiệp còn phải báo cáo với trung tâm số lao động đang làm việc thời điểm ngày 1/10/2015 theo biểu mẫu số 28.
Là người làm báo cáo tăng, giảm lao động hàng tháng cũng như nghiên cứu quy định, tôi thấy hai biểu mẫu này có nội dung thông tin liên quan đến người lao động không khác nhau, chỉ khác ở chỗ, biểu mẫu 28 doanh nghiệp phải kê khai tên từng người lao động, còn biểu mẫu 29 chỉ ghi tổng số lao động đồng thời kê khai thêm danh sách tăng, giảm lao động, thay đổi thông tin, lao động tạm hoãn hợp đồng...
Ngoài ra, Thông tư số 23/2014/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTBXH quy định vào mỗi sáu tháng đầu năm và sáu tháng cuối năm doanh nghiệp phải làm báo cáo tình hình biến động lao động cho cơ quan quản lý lao động nơi doanh nghiệp hoạt động theo biểu mẫu 07-TT 23 (biểu mẫu này cũng không khác biểu mẫu 29 nói trên).
Điều đáng nói là mặc dù theo quy định và hướng dẫn cách ghi tại biểu mẫu 07- TT 23, doanh nghiệp chỉ kê khai và báo cáo tổng số lao động của doanh nghiệp hiện có hoặc tổng số lao động tăng hoặc giảm trong kỳ nhưng khi doanh nghiệp nộp báo cáo, cán bộ tiếp nhận lại hướng dẫn “lại” và yêu cầu phải kê khai cụ thể tên từng người lao động và giải thích rằng để cho cơ quan quản lý lao động dễ quản lý và kiểm tra tình hình sử dụng lao động tại doanh nghiệp...?
Để giảm tải công việc hành chính cho doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý nhà nước, cần loại bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết, trùng lặp.
Nguyễn Đước
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn
các tin mới nhận

Phải cơ cấu lại nền kinh tế bằng những giải pháp đồng bộ, hiệu quả

Thời cơ cho gạo Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản

Triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2025 từ ngày 14/6-14/7

CSI 2025: DN bền vững – Lực đẩy cho kinh tế tư nhân Việt Nam
Tin đọc nhiều